ClockThứ Năm, 14/04/2016 05:54

IMF: Cần những nỗ lực to lớn hơn cho cuộc khủng hoảng tị nạn

TTH.VN - Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 13/4 cho biết, những nỗ lực để đối phó với dòng người tị nạn từ các nước bị chiến tranh tàn phá ở Trung Đông và Bắc Phi cần phải có một "cách tiếp cận to lớn và táo bạo, rộng rãi hơn nữa", theo tin từ Reuters.

Khủng hoảng tị nạn Syria cần sự đoàn kết toàn cầuTổng thống Pháp ca ngợi chính sách của Đức với người tị nạn Syria

Giám đốc IMF Christine Lagarde trong cuộc họp ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Giám đốc Lagarde, người đang tham gia cuộc thảo luận về những người tị nạn tại cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), nói rằng khối lượng tài trợ và mức hỗ trợ của các chính phủ cần phải "lớn hơn so với những gì mọi người đang nghĩ vào lúc này".

"Đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn, và theo quan điểm của IMF, chúng tôi kêu gọi các hành động tập thể lớn mạnh hơn nữa", bà Lagarde nói, nhấn mạnh rằng "cuộc khủng hoảng nhân đạo này có quy mô rất lớn. Do đó, đòi hỏi một cách tiếp cận to lớn hơn, táo bạo hơn và rộng rãi hơn".

Giám đốc Lagarde không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về việc các nguồn tài chính sẽ cần bổ sung thêm bao nhiêu nữa. IMF hồi tháng 1/2016 ước tính, các nước ở châu Âu, ngân sách dùng để chi cho những người tị nạn năm 2016 có thể đạt gần 0,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng từ mức 0,08% trong năm 2014.

Bà Lagarde cũng cho rằng, đối với những nước có thể tiếp nhận người tị nạn tham gia vào lực lượng lao động của nước mình, thì dòng chảy những người tị nạn có thể giúp thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng. Bà trích dẫn nghiên cứu của IMF cho thấy, tăng trưởng GDP hàng năm trong dài hạn có thể tăng trung bình 0,2 điểm phần trăm ở các quốc gia châu Âu.

Những quốc gia cởi mở hơn trong việc cấp phép giấy phép lao động cho người tị nạn, như Đức và Thụy Điển, có thể đạt tốc độ tăng trưởng tăng đến 0,5 điểm phần trăm, Reuters dẫn lời nhận định của Giám đốc Lagarde cho biết.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Usnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

TIN MỚI

Return to top