ClockThứ Năm, 23/03/2017 14:38

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Nhìn thẳng vào tương lai của toàn cầu hóa

Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm nay tập trung thảo luận quanh chủ đề: “Nhìn thẳng vào tương lai của toàn cầu hóa và tự do thương mại”.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2017 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 25/3, từ hôm nay (23/3), bên cạnh việc hoàn thiện công tác chuẩn bị đã bắt đầu diễn ra các phiên thảo luận và đối thoại chính thức trong khuôn khổ Diễn đàn. 

dien dan chau a bac ngao nhin thang vao tuong lai cua toan cau hoa hinh 1
Họp báo trước khi diễn ra Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2017.
 

Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm nay sẽ tập trung thảo luận xoay quanh chủ đề: “Nhìn thẳng vào tương lai của toàn cầu hóa và tự do thương mại”.  

Diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới trên đà phục hồi chậm, tăng trưởng theo xu thế ổn định, mức độ phân hóa được thu hẹp nhưng vẫn đối diện với nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn như tốc độ tăng trưởng về lao động sản xuất thấp, chênh lệch trong mức thu nhập ngày càng lớn dẫn đến mất ổn định xã hội, nợ công tăng cao, thị trường ngoại hối nhiều biến động, chủ nghĩa bảo hộ không ngừng gia tăng, nhân tố không xác định trong chính sách của các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn khó nắm bắt.

Với chủ đề “Nhìn thẳng vào tương lai của toàn cầu hóa và tự do thương mại”, trong khuôn khổ 4 ngày của Diễn đàn, sẽ diễn ra hơn 60 hoạt động khác nhau như hội thảo chuyên đề, thảo luận bàn tròn, đối thoại trực tiếp… với sự tham dự của hơn 300 diễn giả và 1700 đại biểu, tiến hành thảo luận tất cả các góc độ khác nhau của tình hình kinh tế thế giới và châu Á, trong đó đi sâu thảo luận xoay quanh 4 nội dung chính là toàn cầu hóa, tăng trưởng, cải cách và hình thái kinh tế mới. 

Diễn đàn năm nay là cơ hội quan trọng để thảo luận, tìm ra tiếng nói chung, biện pháp tích cực trong xu thế toàn cầu hóa nhằm đối phó với những khó khăn và rủi ro trong đà giảm tăng trưởng của kinh tế, từng bước hóa giải sức ép trong các lĩnh vực thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển.

Ngoài ra, các đại biểu sẽ có những đánh giá về tác động tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với lợi ích của những đối tượng không nằm trong guồng quay.

 Theo thông báo mới nhất của Ban Tổ chức, Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ cùng hơn 80 đại biểu là nguyên thủ, quan chức và cựu quan chức chính phủ, đại diện các tổ chức quốc tế sẽ tham dự phiên khai mạc. 

Ngoài ra còn có đại diện các doanh nghiệp lớn thuộc tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, khoảng 1700 đại biểu chính thức cùng khoảng hơn 1.000 phóng viên Trung Quốc và quốc tế tham dự và đưa tin về Diễn đàn./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
RCEP sẽ mở ra “kỷ nguyên châu Á” mới

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, kể từ sau khi 6 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 4 nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia đã phê chuẩn hiệp định.

RCEP sẽ mở ra “kỷ nguyên châu Á” mới

TIN MỚI

Return to top