Thế giới

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đáng sống thứ 3 trên thế giới

ClockThứ Bảy, 28/12/2019 09:29
Đứng đầu bảng xếp hạng là Đài Bắc - Đài Loan. Đài Loan nổi tiếng với chi phí sinh hoạt tương đối thấp và ẩm thực phong phú...

Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu ÁViệt Nam ngày càng là điểm đến nổi tiếng với du khách NgaBangkok, Singapore và Kuala Lumpur lọt top 10 thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2018Bangkok là điểm đến yêu thích nhất của người dân IndonesiaKỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh tại TP.HCM

Đầu năm nay, những người bình chọn của InterNations cũng khen ngợi sự thân thiện của người dân địa phương Đài Loan, chi phí sinh hoạt hợp lý, chất lượng chăm sóc sức khỏe, sự an toàn và triển vọng nghề nghiệp.

Đứng đầu bảng xếp hạng là Đài Bắc - Đài Loan với chi phí sinh hoạt tương đối thấp và ẩm thực phong phú. Ảnh: Shutterstock

Xếp thứ 2 trong danh sách 82 thành phố tốt nhất để sống, làm việc và kết bạn vào năm 2020 là thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Thành phố này có ẩm thực đa dạng, văn hóa địa phương độc đáo và người nước ngoài dễ dàng giao tiếp chỉ bằng tiếng Anh, chi phí sinh hoạt phù hợp và dễ dàng đi du lịch khắp châu Á từ Malaysia.

Tuy nhiên, những người được khảo sát nói rằng triển vọng công việc cho người nước ngoài ở đây khá khó khăn. Chính phủ Malaysia đặt ra các hạn chế về việc làm đối với công dân nước ngoài để bảo vệ lực lượng lao động địa phương.

Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia đứng vị trí thứ hai. Ảnh: Reuters

Vượt mặt Singapore, TP. HCM của Việt Nam xếp hạng 3 khi hầu hết người nước ngoài được khảo sát cho rằng chi phí sinh hoạt tương đối thấp và họ dễ dàng để tìm nhà. 

Hơn thế nữa, TP. HCM đứng thứ 3 trên toàn thế giới về cả các hạng mục thân thiện với bạn bè và xã hội bạn bè, người dân địa phương thân thiện với cư dân nước ngoài.

TP. HCM xếp hạng 3 khi hầu hết người nước ngoài được khảo sát cho rằng chi phí sinh hoạt tương đối thấp và họ dễ dàng để tìm nhà. Ảnh: Shutterstock

Tuy nhiên, một số người phàn nàn về chất lượng môi trường, đường phố bẩn và quản lý môi trường, rác thải chưa tốt. Giao thông cũng mang đến sự không hài lòng cho người nước ngoài.

Đáng chú ý, cuộc khảo sát riêng của Tập đoàn tài chính HSBC cũng gọi tên Việt Nam là một trong những quốc gia tốt nhất đối với người nước ngoài nếu muốn sinh sống và làm việc.

Đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng là Singapore. Theo InterNations, những người nước ngoài được khảo sát nói rằng họ cảm thấy an toàn ở đảo quốc sư tử và hài lòng với tình trạng ổn định chính trị. Tuy nhiên, họ than phiền chi phí vận chuyển nội địa cao và chật vật trong việc cân bằng cuộc sống và công việc.

Trong tốp 10 bảng xếp hạng còn có Montreal - Canada (hạng 5), Lisbon - Bồ Đào Nha (hạng 6), Barcelona - Tây Ban Nha (hạng 7), Zug - Thụy Sĩ (hạng 8), The Hague – Hà Lan (hạng 9) và Basel - Thụy Sĩ (hạng 10).

Trái lại, tốp 10 cuối bảng gồm có Yangon, New York, Lima, Los Angeles, San Francisco, Paris, Lagos, Milan, Rome và Kuwait.

Theo Người Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình Countdown - Chào năm mới 2025:
Bùng cháy cùng thời khắc lịch sử chào đón thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Hòa trong không khí rộn ràng, náo nhiệt chuyển giao giữa năm cũ và đón chào năm mới 2025 cùng với thời khắc lịch sử chào đón thành phố Huế trực thuộc Trung ương, tối 31/12, Ban Tổ chức Festival Huế, UBND TP. Huế phối hợp với Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 tại giao lộ đường Võ Nguyên Giáp - Văn Tiến Dũng.

Bùng cháy cùng thời khắc lịch sử chào đón thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:
Đánh giá toàn diện năng lực người học

Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trong đó tập trung đánh giá năng lực toàn diện của người học. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, các trường tích cực phổ biến quy chế, ôn tập để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp đến.

Đánh giá toàn diện năng lực người học
Return to top