Thế giới

Thảm họa thiên nhiên thúc đẩy kêu gọi tăng cường bảo hiểm toàn cầu

ClockThứ Sáu, 10/11/2023 07:23
TTH - Tạp chí Nikkei Asia ngày 9/11 cho hay, trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng ngày càng phổ biến do biến đổi khí hậu, các cơ quan tài chính từ nhiều quốc gia khác nhau mong muốn có thêm nhiều cá nhân được bảo hiểm trên toàn thế giới, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

Thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế 80 tỷ USD ở châu Á - Thái Bình Dương

 Người dân được sơ tán khỏi một khu vực ngập lụt ở Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế (IAIS), bao gồm các giám sát viên bảo hiểm và các cơ quan quản lý từ khoảng 200 khu vực pháp lý trên toàn cầu, đang tổ chức hội nghị thường niên tại Tokyo (Nhật Bản), từ ngày 9 - 10/11.

Theo một báo cáo từ Công ty tái bảo hiểm Swiss Re Group, trong giai đoạn 2013 - 2022, 85% thiệt hại kinh tế do thiên tai ở châu Á, và 83% ở châu Mỹ Latinh không được bảo hiểm chi trả. Các nước đang phát triển thường gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, một phần do tỷ lệ tham gia bảo hiểm của người dân thấp.

Ngay cả ở các nước phát triển, nơi bảo hiểm tư nhân phổ biến, khó có thể có được bảo hiểm ở những khu vực nguy cơ cao, chẳng hạn như các khu vực gần sông. Tại bang Florida (Mỹ), nơi thường xuyên hứng chịu các cơn bão, phí bảo hiểm nhà cửa đã tăng gấp 3 lần so với mức trung bình toàn quốc vào năm 2022.

Qua đó, báo cáo kêu gọi khuyến khích sự tham gia bảo hiểm thông qua "một môi trường giám sát và quản lý thuận lợi". Môi trường pháp lý có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của bảo hiểm sử dụng các công nghệ mới. Ngoài ra, khuyến khích các cơ quan chức năng dẫn dắt những cuộc thảo luận giữa khu vực tư nhân và các cơ quan chính phủ về việc chia sẻ rủi ro.

Trong khu vực, Công cụ Bảo hiểm rủi ro thiên tai Đông Nam Á (SEADRIF) là một mô hình hợp tác công tư; trong đó, các quốc gia bao gồm quốc gia tài trợ lớn nhất là Nhật Bản đóng góp phí bảo hiểm để cung cấp bảo hiểm thiên tai cho những quốc gia trong khu vực này.

Bên cạnh đó, IAIS cũng mong muốn tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, và chia sẻ kiến thức với các cơ quan ở những nước đang phát triển còn thiếu kiến thức về giám sát; đồng thời có kế hoạch tăng cường hợp tác với các nhóm khác như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung mở cửa đón khách tham quan miễn phí

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên và du khách đến tham quan, nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học thông qua những bộ sưu tập quý về động vật, thực vật, bộ mẫu địa chất khoáng sản, thủy sinh vật biển..., Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung sẽ mở cửa đón tiếp, hướng dẫn tham quan và trải nghiệm miễn phí.

Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung mở cửa đón khách tham quan miễn phí
Dự đoán những thay đổi về GDP bình quân đầu người toàn cầu cho năm 2075

Được thực hiện 5 năm/lần với nghiên cứu trên khoảng 83 nền kinh tế khách nhau, dữ liệu mới nhất được công bố bởi Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) cho thấy, thứ hạng toàn cầu của Nhật Bản về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đang trên đà giảm từ vị trí thứ 29 ghi nhận trong năm 2024 xuống vị trí thứ 45 vào năm 2075. Đồng thời, trung tâm cũng cho biết thêm, tăng cường áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và cải cách việc làm là điều cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung.

Dự đoán những thay đổi về GDP bình quân đầu người toàn cầu cho năm 2075
Return to top