Thế giới

Thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế 80 tỷ USD ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Năm, 29/06/2023 16:03
TTH.VN - Trong một báo cáo mới vừa được công bố, công ty môi giới bảo hiểm Aon cho biết các thảm họa thiên nhiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã gây thiệt hại kinh tế 80 tỷ USD trong năm 2022 - trong đó chỉ có 11 tỷ USD được bảo hiểm chi trả, chiếm khoảng 14% tổng thiệt hại.

Lũ lụt ở châu Âu - minh chứng cho thấy cần cắt giảm khí thải

leftcenterrightdel
Lũ lụt tiếp tục là thảm hoạ gây tổn thất cao nhất trong năm thứ 3 liên tiếp. Ảnh: AFP/Thiennhien

Báo cáo cho thấy năm 2022 là năm tổn thất cao thứ 5 đối với các công ty bảo hiểm trên toàn cầu, với 6 trong số 10 thảm hoạ tự nhiên nghiêm trọng nhất xảy ra ở châu Á - Thái Bình Dương. 

Đáng chú ý, thiệt hại do lũ lụt gây ra vẫn là mối đe dọa tổn thất cao nhất trong năm thứ 3 liên tiếp, chiếm hơn 61% tổng thiệt hại của toàn khu vực. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm lũ lụt gây thiệt hại hơn 30 tỷ USD. Những nơi có lượng mưa kỷ lục và lũ lụt nghiêm trọng trong năm 2022 bao gồm Pakistan, Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cũng theo báo cáo, lũ lụt ở Nam Á, nơi mà mức độ thâm nhập bảo hiểm vẫn ở mức “rất thấp”, đã gây ra thiệt hại kinh tế 19 tỷ USD. Trong khi đó, lũ lụt ở Trung Quốc làm tổn thất thêm 16 tỷ USD nữa.

Trong khi đó tại Australia, lũ lụt trên diện rộng đã gây ra thiệt hại kinh tế 8 tỷ USD và thiệt hại được bảo hiểm là 4 tỷ USD, khiến đây trở thành sự kiện tốn kém nhất đối với ngành bảo hiểm địa phương được ghi nhận sau khi điều chỉnh theo lạm phát.

Tại Pakistan, mùa hè kéo dài và hiện tượng La Nina đã khiến phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ nhận lượng mưa trên mức trung bình, gây lũ lụt trên diện rộng. Cục Khí tượng Pakistan cho biết lượng mưa ở nước này từ tháng 7 đến tháng 9/2022 cũng cao hơn 175% so với mức trung bình.

Theo ước tính của Aon, 1.739 người đã thiệt mạng trong lũ lụt gió mùa ở Pakistan vào năm ngoái và hơn 33 triệu người khác bị ảnh hưởng. Đất nước này đã phải đối mặt với nhiều hậu quả của lũ lụt, bao gồm suy dinh dưỡng cấp tính và các bệnh lây truyền qua đường nước như thương hàn, tiêu chảy và sốt rét, trong khi các bệnh viện quá tải do hàng nghìn cơ sở y tế đã bị tàn phá trong lũ lụt.

Báo cáo cũng cho thấy khoảng 31.300 người đã thiệt mạng do các thảm họa thiên nhiên toàn cầu trong năm 2022, trong đó châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 4.000 ca tử vong. Đáng chú ý, số người thiệt mạng do bão nhiệt đới trong năm ngoái ở khu vực này đã giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 66 năm qua. Đồng thời, tổn thất do bão nhiệt đới ở châu Á và châu Đại Dương cũng lần lượt thấp hơn 75% và 91% so với mức trung bình trong thế kỷ 21. Đây không chỉ là do sự suy giảm của sự kiện thời tiết này, mà còn nhờ các biện pháp thích ứng và ứng phó thảm họa được cải thiện, Aon khẳng định.

Ở cấp độ toàn cầu, thiên tai được ước tính đã gây thiệt hại kinh tế 313 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi thiệt hại được bảo hiểm toàn cầu là 132 tỷ USD.

Ông George Attard, Giám đốc điều hành mảng Giải pháp tái bảo hiểm tại Aon cho biết: “Thời tiết khắc nghiệt trong khu vực trong suốt cả năm cho thấy cần tiếp tục tăng cường khả năng phục hồi bằng cách áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro và thích ứng hiệu quả. Điều này bao gồm việc cải thiện các hệ thống cảnh báo và phân tích nâng cao, giúp đánh giá các tác động tiềm ẩn của các sự kiện thời tiết và tăng cường ứng phó với thảm họa”. 

Cũng theo Aon, mặc dù đổi mới công nghệ cho phép hiểu rõ hơn về các thảm hoạ, bao gồm đánh giá thiệt hại nhanh hơn và kỹ lưỡng hơn trong và sau các sự kiện thảm khốc, nhưng chính phủ các nước vẫn cần phải xây dựng các chiến lược đa diện, có tính đến việc giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu trên tất cả các khía cạnh.

Ông Brad Weir, người đứng đầu bộ phận Phân tích châu Á tại Aon, cho biết: “Mặc dù phần lớn tổng thiệt hại trong năm 2022 không được bảo hiểm, cho thấy tính dễ bị tổn thương của các cộng đồng trong khu vực, nhưng đồng thời đây cũng là cơ hội cho các giải pháp mới. Khi biến đổi khí hậu tiếp tục ảnh hưởng đến tần suất, vị trí và cường độ của các sự kiện thời tiết, các rủi ro vật chất và hữu hình sẽ tiếp tục gia tăng. Thông qua sự hợp tác giữa khu vực công - tư và phân tích dựa trên dữ liệu, các tổ chức có thể giúp biến khoa học khí hậu thành hành động để tăng cường giảm thiểu rủi ro, đồng thời giúp bảo vệ tốt hơn các cộng đồng nơi chúng ta sống và làm việc”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ The Japantimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Return to top