Thế giới

Singapore đứng đầu châu Á - Thái Bình Dương về fintech

ClockThứ Sáu, 25/06/2021 16:12
TTH.VN - Trong Bảng xếp hạng Fintech Toàn cầu năm nay, Singapore đã tụt 1 bậc xuống vị trí thứ 4, dù vậy quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong số các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngành công nghiệp Fintech Đông Nam Á dự kiến vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2025Việt Nam là trung tâm công nghệ tài chính của khu vực

Bảng xếp hạng tiến hành khảo sát hơn 80 quốc gia, 264 thành phố, và hơn 11.000 công ty fintech trên khắp thế giới. Ảnh minh họa: TTXVN

Được biết, chỉ số thường niên này do nhà cung cấp phân tích fintech (công nghệ tài chính) Findexable hợp tác với nền tảng ngân hàng đám mây Mambu sản xuất; với hơn 80 quốc gia, 264 thành phố, và hơn 11.000 công ty fintech được khảo sát. Trong đó, chỉ số đánh giá từng địa điểm về số lượng và chất lượng của các công ty fintech thuộc sở hữu tư nhân, cũng như môi trường kinh doanh địa phương.

Trong bảng xếp hạng fintech các thành phố, thành phố Singapore tụt 6 bậc xuống vị trí thứ 10. Ngoài ra, 8 trong số 10 thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng vẫn giữ nguyên vị trí so với chỉ số hồi năm ngoái. Các thành phố đã vượt qua Singapore trong bảng xếp hạng năm nay bao gồm Sao Paulo, Tel Aviv, Berlin, và Boston.

Singapore cũng được đánh giá cao về khả năng phát triển đội ngũ nhân tài fintech. Các tác giả của báo cáo lưu ý rằng, vào giữa những năm 2010, quốc gia này đã cam kết 170 triệu USD để khuyến khích các tổ chức tài chính toàn cầu thành lập phòng thí nghiệm đổi mới. Ngày 23/6 vừa qua, Hiệp hội Fintech Singapore đã công bố sự ra mắt của SG FinTech Club, nhằm mục đích tăng cường sự tham gia xã hội giữa các chuyên gia và các công ty fintech địa phương. Hiện nay, có khoảng 1.400 fintech ở Singapore, chiếm hơn 10.000 nhân viên.

Bên cạnh đó, những thành phố khác ở các quốc gia Đông Nam Á, như Jakarta của Indonesia đã tăng 27 bậc trong bảng xếp hạng thành phố lên vị trí thứ 32 trên toàn cầu; trong khi Kuala Lumpur của Malaysia tăng 11 bậc lên vị trí thứ 67.

Việt Nam xếp hạng thứ 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu, giảm 19 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái; và đứng ở vị trí thứ 14 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nguồn vốn không đồng đều là một trong những vấn đề cấp bách được nêu bật trong báo cáo của Findexable năm nay. Ngoài ra, một phần của thách thức là việc xây dựng lòng tin và mối quan hệ với các nhà đầu tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Báo cáo cũng thừa nhận sự đa dạng ngày càng tăng trong các nguồn tài trợ và kết nối toàn cầu, bao gồm cả nguồn vốn từ các quỹ tài sản có chủ quyền.

Lê Thảo (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Return to top