Thế giới

Nhiều nước áp đặt lại các biện pháp hạn chế trước làn sóng bùng phát COVID-19 lần 2

ClockThứ Tư, 29/07/2020 05:30
TTH - Từ đầu tuần này, nhiều quốc gia ở châu Á đã áp đặt lại các biện pháp hạn chế mới, trong khi Anh cũng gây xáo trộn cho ngành du lịch châu Âu vốn vừa mở cửa trở lại bằng việc đột ngột thắt chặt quy tắc kiểm dịch và yêu cầu cách ly đối với những hành khách từ Tây Ban Nha trở về, trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với viễn cảnh về đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai.

WHO: Các nước cần tập trung hơn nếu không muốn phải phong tỏa một lần nữaWHO lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tăng ở châu Âu

Nhiều biện pháp hạn chế được áp đặt lại trước lo ngại về đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 2. Ảnh minh họa Reuters/NLĐ

Dữ liệu tổng hợp cho thấy, số ca nhiễm mới đã được ghi nhận và gia tăng ở một số quốc gia mà trước đây dường như đã kiểm soát được dịch bệnh như Australia, Việt Nam, Trung Quốc… Cũng chính sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 mới ở Tây Ban Nha đã khiến Chính phủ Anh mở rộng khuyến cáo hạn chế việc du lịch không cần thiết đến lục địa Tây Ban Nha, bao gồm cả Quần đảo Balearic và Canary.

Hiện tại, châu Âu vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm đối với khách du lịch từ một số quốc gia, trong đó có Mỹ, quốc gia có số ca nhiễm bệnh và tử vong tiếp tục tăng cao ở nhiều tiểu bang.

Tuy nhiên, giới chức ở một số nước châu Âu và châu Á, nơi virus SARS-CoV-2 đang lây lan trở lại, cho rằng các ổ dịch mới có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp địa phương thay vì phong toả trên toàn quốc.

Theo Reuters, một số hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch vừa sống sót được sau đợt bùng phát dịch đầu tiên giờ đây lại đang lo lắng rằng việc đóng cửa do làn sóng dịch bệnh lần 2 có thể khiến họ phá sản.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cũng cho rằng, các lệnh hạn chế du lịch không phải là giải pháp dài hạn. Theo WHO, các chiến lược như giãn cách xã hội, mang khẩu trang và sát khuẩn đúng cách phải được sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top