Thế giới

Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên

ClockThứ Năm, 04/03/2021 15:30
TTH.VN - Kyodo News hôm nay (4/3) đưa tin cho biết, trong tháng trước, Nhật Bản đã hối thúc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, khi chính quyền mới của Mỹ có kế hoạch xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận với Bình Nhưỡng.

Quan chức Nhật Bản-Mỹ thảo luận phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều TiênMỹ, Nhật Bản nhất trí hợp tác chặt chẽ về phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Ông Takehiro Funakoshi, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa trong một hội nghị từ xa ngày 19/2 với những người đồng cấp Mỹ và Hàn Quốc.

Các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng đã bị đình trệ kể từ năm 2019, sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không đạt được thỏa thuận về việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt và phi hạt nhân hóa một cách thích hợp.

Theo Kyodo News, lời kêu gọi nhấn mạnh niềm tin của Tokyo rằng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ mang lại kết quả nhanh chóng hơn so với cách tiếp cận đa phương và có lợi hơn cho nỗ lực nhằm bảo đảm việc trao trả các công dân Nhật Bản bị mất tích trong những năm 1970-1980 ở Triều Tiên.

Các cuộc đàm phán 6 bên (trong đó có cả Trung Quốc và Nga) đã được tổ chức không liên tục từ năm 2003 đến năm 2008, nhưng một thỏa thuận mang tính bước ngoặt năm 2005 về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên đã không bao giờ được thực hiện do những bất đồng về cách xác minh việc tôn trọng các cam kết của Triều Tiên.

Cựu Tổng thống Trump đã tham gia rất tham gia vào các cuộc đàm phán với Triều Tiên nhưng không đạt được thỏa thuận sau 3 hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bao gồm một hội nghị vào năm 2018 ở Singapore và 2 hội nghị trong năm 2019 ở Hà Nội và Khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên.

Sau đó, chính quyền mới của tân Tổng thống Biden, nắm quyền từ ngày 20/1/2021, cam kết sẽ thực hiện đánh giá tổng thể các chính sách của Triều Tiên và cho biết sẽ tham vấn với Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, Chính phủ Mỹ coi các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng là một vấn đề “ưu tiên khẩn cấp”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nhà lãnh đạo mới của Mỹ sẽ tiến hành một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, theo từng giai đoạn để giúp Bình Nhưỡng được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, nhằm đổi lấy việc cắt giảm dần các hoạt động hạt nhân, không giống như cam kết của người tiền nhiệm đối với các biện pháp phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Trong cuộc điện đàm ngày 24/2 với ông Sung Kim, quyền Ngoại trưởng Mỹ phụ tráchcác vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Funakoshi kêu gọi Washington tiếp tục yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Bất chấp việc Thủ tướng Yoshihide Suga khẳng định rằng ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un mà không cần điều kiện tiên quyết, Nhật Bản đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc đưa Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top