Thế giới

Nguồn cung năng lượng tái tạo tăng trưởng chậm gây lạm phát trong thời gian ngắn

ClockThứ Hai, 30/09/2024 05:46
TTH - Theo Đại sứ Hành động vì Khí hậu của Singapore Ravi Menon, các động lực nhằm thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản xanh đang góp phần gây ra lạm phát trong thời gian ngắn hạn, bởi nguồn cung năng lượng tái tạo và các công nghệ sạch khác tăng trưởng còn khá chậm.

Chuyển đổi số để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

Cho đến khi năng lực cung ứng về năng lượng sạch được cải thiện, tình hình lạm phát sẽ ổn định. Ảnh minh họa: nangluongsachvietnam.vn 

Cụ thể, trong bài phỏng vấn với Bloomberg Television, ông Ravi Menon cho biết: “Lạm phát và áp lực về giá sẽ tạm thời tăng khi nhu cầu được tăng. Cho đến khi năng lực cung ứng được cải thiện, tình hình sẽ ổn định”.

Được biết, chính phủ các nước phương Tây đã tăng cường kích thích xanh để chống biến đổi khí hậu và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia thống trị chuỗi cung ứng công nghệ sạch.

Trong đó, đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, được ký thành luật vào năm 2022, đã cung cấp các biện pháp hỗ trợ như tín dụng thuế cho xe điện và có thể thúc đẩy chi tiêu lên đến 3,3 nghìn tỷ USD. Cùng lúc, ở Liên minh châu Âu (EU), khối có kế hoạch huy động 1,1 nghìn tỷ USD từ các nguồn công và tư cho quá trình chuyển đổi xanh.

Về tác động đến giá cả, điều này xuất hiện khi lạm phát hạ nhiệt ở nhiều nơi, sau động thái thắt chặt mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.

“Tôi nghĩ rằng điều này sẽ phải trả giá bằng sự suy thoái nghiêm trọng trong tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, các nền kinh tế lớn hơn đã tránh được suy thoái lớn”, ông Ravi Menon chia sẻ.

Theo ông, việc các nhà hoạch định chính sách hiện đang có các cuộc thảo luận về nới lỏng, kích thích tài chính khi cách đây không lâu, các nước đang chống lại lạm phát đã cho thấy các ngân hàng trung ương đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Điều này khá đáng chú ý.

Dù vậy, khi nhìn về hướng tích cực và kế hoạch dài hạn liên quan đến năng lượng sạch, báo cáo được thảo luận tại Hội nghị Brookings Paper on Economic Activity (BPEA) diễn ra vào giữa tuần này đã cho thấy, việc chuyển đổi sang lưới điện sử dụng năng lượng từ mặt trời và gió thay vì dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và sản xuất.

Trong báo cáo “Tác động kinh tế của năng lượng sạch”, các tác giả ước tính quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sạch sẽ làm giảm giá điện bán buôn của Mỹ từ 20% - 80% trong tương lai trung hạn (vào năm 2040), với sự thay đổi tùy vào từng khu vực. Kết quả là tiền lương trên toàn quốc tăng từ 2% - 3%.

Kể cả khi giá dầu tăng vọt, các nguồn lực kinh tế đáng kể đã được dành cho việc cải thiện hiệu quả năng lượng. Năng lượng sạch và tái tạo dồi dào có nghĩa là các nguồn lực đó có thể được tái triển khai. Theo nhận định của các chuyên gia và nhà nghiên cứu, các nguồn lực đổi mới của nền kinh tế sau khi chuyển hướng từ thay đổi một số kỹ thuật cụ thể về năng lượng sang xúc tiến tiến bộ chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung cũng sẽ tăng.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Business Times & Brookings)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại toàn cầu chính thức đạt kỷ lục trong năm 2024

Theo Báo cáo cập nhật thương mại toàn cầu mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thương mại toàn cầu ghi nhận đạt mức kỷ lục 33 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tăng 3,7% (1,2 nghìn tỷ USD). Đồng thời, UNCTAD cũng cảnh báo, mặc dù thương mại toàn cầu vẫn mạnh mẽ, song tình hình bất ổn sẽ xuất hiện vào năm 2025.

Thương mại toàn cầu chính thức đạt kỷ lục trong năm 2024
Khơi thông nguồn lực tăng trưởng mới

Khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh, kết hợp giữa thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp với việc triển khai nhanh các dự án hạ tầng phụ trợ sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế Huế phát triển toàn diện

Khơi thông nguồn lực tăng trưởng mới
Tăng trưởng kinh tế APEC dự báo ổn định trong bối cảnh bất ổn

Theo bản cập nhật tháng 3/2025 của báo cáo Phân tích xu hướng khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) do Đơn vị Hỗ trợ chính sách APEC công bố, tăng trưởng kinh tế trong khu vực sẽ duy trì ổn định trong ngắn hạn. Tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 3,3% vào năm 2025, sau mức tăng trưởng ước tính 3,5% trong năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế APEC dự báo ổn định trong bối cảnh bất ổn
Trao quyền cho nữ doanh nhân có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững ở ASEAN

ASEAN là một trong những khu vực đa dạng và năng động nhất thế giới. Với tổng dân số hơn 650 triệu người và nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, ASEAN tiếp tục chứng minh khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng đáng kể, đồng thời là một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Trao quyền cho nữ doanh nhân có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững ở ASEAN
Return to top