Thế giới

Một phần tư người trẻ tuổi nghiện điện thoại thông minh

ClockThứ Bảy, 30/11/2019 14:43
HNN.VN - Một phân tích nghiên cứu mới đã phát hiện trung bình 23% trẻ em hoặc thanh niên - khoảng gần một phần tư - sử dụng điện thoại thông minh theo cách “có vấn đề” hoặc “rối loạn chức năng”.

Samsung Electronics giảm 56% lợi nhuận hoạt động quý 3Ngành đường sắt Tokyo khuyến khích khách sử dụng tàu hỏa vào giờ cao điểmHàn Quốc: Mua sắm trực tuyến tăng hơn 100% trong 3 nămIndonesia là thị trường điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất Đông Nam ÁThời đại kỹ thuật số: Điện thoại di động nhiều hơn con người

Một phần tư người trẻ tuổi hiện nay nghiện điện thoại thông minh. Ảnh: TTXVN

Chứng nghiện điện thoại thông minh này - bao gồm cả thái độ lo lắng khi không có điện thoại bên mình hoặc bỏ bê các hoạt động khác để dành thời gian cho điện thoại - có tác hại đến sức khỏe tâm thần, nghiên cứu này tiết lộ.

Những người sử dụng điện thoại thông minh “có vấn đề” bị gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Họ cũng cho biết mình có giấc ngủ kém. Nhiều người dùng “có vấn đề” nói rằng họ dành phần lớn thời gian cho các trang mạng xã hội.

Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp và đánh giá 41 nghiên cứu được công bố từ năm 2011 đến nay, với tổng cộng 41.871 thanh thiếu niên và thanh niên từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Nhóm phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 17 đến 19 bị nghiện điện thoại thông minh cao nhất.

“Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá các tác động không chỉ của việc sử dụng nhiều, mà cả việc sử dụng điện thoại thông minh một cách rối loạn, và bằng cách xem xét một hành vi ‘nghiện’ đối với điện thoại thông minh, chúng tôi đã thiết lập mối tương quan giữa loại hành vi rối loạn chức năng này và kết quả sức khỏe tâm thần kém hơn”, Tiến sĩ Ben Carter từ Viện Tâm thần học, Tâm lý học và Khoa học thần kinh tại Đại học King London - đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Các tác giả nghiên cứu cho biết cần nâng cao nhận thức cộng đồng về mức độ phổ biến của việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề và sức khỏe tâm thần. “Điện thoại thông minh đang hiện hữu khắp nơi và chúng ta cần phải hiểu biết về mức độ phổ biến của việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề”, tác giả Tiến sĩ Nicola Kalk từ King College London cho biết. “Chúng tôi không biết liệu chính điện thoại thông minh có thể gây nghiện hay các ứng dụng mà mọi người sử dụng”.

Các tác giả cũng nói rằng cần nghiên cứu thêm về chủ đề này để xác định tác động tiềm tàng đối với sức khỏe tâm thần của các thế hệ tương lai.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Euronews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt rác hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Sáng 1/6, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), UBND TP. Huế chủ trì phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân khu 4 tổ chức Chương trình Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, phát động Chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” và Chương trình “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương” năm 2025.

Nhặt rác hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
"Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển

Phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn tài chính phải có giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và phù hợp với kết quả phát triển. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới, hiện không có điều nào ở trên áp dụng được. Thay vào đó, một “thảm họa nợ” đang leo thang đang diễn ra trên khắp các quốc gia đang phát triển. Tình hình thậm chí ngày càng trầm trọng hơn do một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên tiếp.

Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển
Return to top