Thế giới

Một năm Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen: Những dấu ấn đạt được

ClockThứ Ba, 11/07/2023 21:17
TTH.VN - Trong gần một năm qua, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, với sự nhất trí của Nga và Ukraine, đã cho phép hàng triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác rời khỏi các cảng của Ukraine, đóng một “vai trò không thể thiếu” trong an ninh lương thực toàn cầu, Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định.

Các bên thúc đẩy thảo luận về Sáng kiến ngũ cốc Biển ĐenThỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chính thức được gia hạnLiên Hiệp Quốc nỗ lực gia hạn sáng kiến ngũ cốc Biển Đen

leftcenterrightdel
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển dọc Eo biển Bosphorus qua Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN 

Với sự tham gia của Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã được ký kết vào tháng 7 năm ngoái, được điều hành bởi Trung tâm Điều phối Chung (JCC) ở Istanbul. Đến nay, thỏa thuận đã được gia hạn 3 lần và theo lần gia hạn mới nhất ngày 18/5, thỏa thuận sẽ hết hiệu lực vào ngày 17/7 tới.

Những dấu ấn

Gần một năm kể từ khi ký kết thỏa thuận (22/7/2022 – 11/7/2023), hơn 32 triệu tấn thực phẩm đã được xuất khẩu từ 3 cảng Biển Đen của Ukraine đến 45 quốc gia ở 3 lục địa trên thế giới.

Việc nối lại một phần hoạt động xuất khẩu đường biển của Ukraina do Sáng kiến này kích hoạt đã giúp giải phóng các mặt hàng lương thực quan trọng và giúp xoa dịu tình trạng giá lương thực toàn cầu tăng vọt - vốn đã đạt mức cao kỷ lục trước khi thỏa thuận được ký kết.

Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) ghi nhận mức giảm đều đặn hàng tháng trong một năm qua, giảm hơn 23% so với mức đỉnh vào tháng 3/2022.

Sáng kiến đã cho phép Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vận chuyển hơn 725.000 tấn lúa mì để giúp đỡ những người có nhu cầu ở Afghanistan, Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan và Yemen. Được biết, Ukraine đã cung cấp hơn 50% số lượng lúa mì của WFP trong năm 2022, tương tự như năm 2021.

Mặc dù giá hàng hóa lương thực toàn cầu nhìn chung đã giảm, nhưng vẫn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá lương thực và lạm phát lương thực trong nước, trong đó có tỷ giá hối đoái. Sáng kiến đã giúp tái kết nối nguồn thực phẩm từ Ukraine với chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần hạ giá trên thị trường thế giới.

Vào tháng 7 năm ngoái, khi Sáng kiến được công bố, Chỉ số giá lương thực của FAO đứng ở mức 140,6 điểm. Kể từ thời điểm đó, chỉ số này đã giảm 11,6% xuống còn122,3 điểm vào tháng 6/2023.

Trong cùng thời kỳ, Chỉ số giá ngũ cốc của FAO đã giảm 14% từ 147,3 điểm xuống 126,6 điểm, một phần nhờ nguồn cung toàn cầu tăng lên do Sáng kiến tạo điều kiện cho các lô hàng ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraine.

leftcenterrightdel
Tính đến tháng 4/2023, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã giúp 32 triệu tấn thực phẩm của Ukraine được xuất khẩu đến 45 quốc gia trên thế giới. Ảnh: RT/Tuoitre

Nỗ lực duy trì Sáng kiến

Trước khi xảy ra xung đột, Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc và dầu hướng dương lớn nhất thế giới. Do vậy, theo LHQ, các sản phẩm của Ukraine cần được tiếp tục tự do chảy đến các thị trường cần cung cấp và giúp kiềm chế giá cả.

Thực tế, việc thiếu nguồn cung thực phẩm có thể tạo ra những tác động dây chuyền đối với cuộc sống của hàng triệu người, đặc biệt là những người nghèo nhất, ảnh hưởng nặng nề đến nhóm này trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và gắn kết xã hội.

Sáng kiến đã cho phép nối lại một phần nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho thị trường. Sáng kiến đã giúp nông dân Ukraine có thể đưa ra mức dự đoán trong sản xuất và thu hoạch, đồng thời cũng giúp hồi sinh các tuyến vận chuyển quan trọng.

Mục đích của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen là tạo thuận lợi cho xuất khẩu từ 3 cảng biển của Ukraina. Các loại lương thực từ Ukraine được bán trên khắp thế giới, bao gồm cả các quốc gia nơi một số dân cư đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.

Hàng hóa có thể được xử lý và tái xuất từ các điểm đến ban đầu. Sáng kiến này không quy định điểm đến cụ thể cho các lô hàng được xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu sang bất kỳ quốc gia nào, dù giàu hay nghèo, đều có thể giúp xoa dịu thị trường toàn cầu và giảm thiểu lạm phát giá lương thực.

Nguồn cung lương thực được WFP vận chuyển theo thoả thuận này đang trực tiếp hỗ trợ những người gặp khó khăn trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Tính đến tháng 7/2023, WFP đã mua 80% lượng lúa mì toàn cầu từ Ukraine theo Sáng kiến, tăng từ mức 50% trong năm 2021 và 2022.

Những lần gia hạn

Thời hạn ban đầu của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen là 120 ngày, bắt đầu từ ngày 22/7/2022. Thoả thuận đã được tất cả các bên đồng ý gia hạn lần đầu tiên thêm 120 ngày nữa vào ngày 18/11 năm ngoái.

Ngày 17/3/2023, tất cả các bên đồng ý tiếp tục gia hạn thoả thuận lần 2, nhưng Nga chỉ đồng ý kéo dài thêm 60 ngày trong khi chờ xem xét các vấn đề liên quan. Đến ngày 18/5, Nga xác nhận tham gia thỏa thuận trong 60 ngày nữa. Như vậy, sau 3 lần gia hạn, thỏa thuận hiện sẽ hết hiệu lực vào ngày 17/7 tới.

Trong bối cảnh Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen một lần nữa đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi tháng trước, Nga tuyên bố “không có cơ hội” cho việc gia thạn thỏa thuận này, LHQ đang nỗ lực để Sáng kiến được triển khai và kéo dài trong thời gian cần thiết để thực phẩm có thể được vận chuyển ra khỏi Ukraine bằng các tuyến đường trên Biển Đen một cách an toàn và tiết kiệm chi phí.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng RON 95 giảm về sát mốc 20.500 đồng/lít

Bắt đầu từ 15h ngày 26/12, giá xăng RON 95 quay đầu giảm về sát 20.500 đồng/lít. Đây là mức điều chỉnh do Liên bộ Công thương - Tài chính thực hiện về giá xăng dầu theo chu kỳ 7 ngày/lần.

Giá xăng RON 95 giảm về sát mốc 20 500 đồng lít
Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu trong nước (trừ mazut) tiếp tục giảm nhẹ sau phiên điều hành bắt đầu từ 15h ngày 24/10. Đây là thông tin vừa được Liên bộ Công Thương- Tài chính thông báo.

Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ
Return to top