Thế giới

Moody’s: Kinh tế toàn cầu mong manh, tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm nay

ClockThứ Sáu, 14/03/2025 06:28
TTH - Triển vọng tăng trưởng thế giới có vẻ ảm đạm khi cộng đồng quốc tế đang vật lộn với cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng sâu sắc, thị trường tài chính hỗn loạn và những thay đổi to lớn trong các mối quan hệ chiến lược do những thay đổi chính sách nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, công ty nghiên cứu kinh tế Moody's Analytics cho biết.

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và triển vọng đến năm 2030Trao quyền cho nữ doanh nhân có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững ở ASEANAPEC: Điều chỉnh chương trình nghị sự đầu tư với các mục tiêu toàn cầu

Trong bối cảnh đầy biến động, tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc trong năm 2025 và 2026. Ảnh minh họa: Getty Images 

Trong báo cáo vừa được công bố ngày 13/3 đánh giá nhiều khía cạnh hiện đang tác động đến nền kinh tế thế giới, Moody’s dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ chậm lại còn 2,4% trong cả năm 2025 và 2026, giảm so với mức 2,7% của năm 2024.

“Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn bấp bênh. Trong gần 3 năm qua, Mỹ đã vượt trội hơn các nước cùng nhóm, nhưng những vết nứt đang bắt đầu xuất hiện. Viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng nợ mới và việc đóng cửa chính phủ Mỹ có thể làm gia tăng thêm tình trạng hỗn loạn”, báo cáo nêu rõ.

Cũng theo Moody’s, những rủi ro trong dự báo ảm đạm này đang nghiêng về phía tiêu cực. Nền kinh tế thế giới có vẻ ngày càng mong manh và có nguy cơ suy thoái. Sự bất ổn bắt nguồn từ các chính sách thuế quan của Mỹ, và các mối đe dọa thuế quan tiếp tục làm leo thang căng thẳng thương mại, gây xáo trộn thị trường tài chính và làm xói mòn niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Những đánh giá này được đưa ra sau đợt bán tháo lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần này, khi các nhà đầu tư xét đến rủi ro suy thoái sắp xảy ra ở Mỹ trong các quý tới.

Đối với Trung Quốc, Moody’s cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng GDP chậm lại còn 4,2% trong năm nay và 3,8% trong năm tới, do áp lực từ xung đột thương mại và những thách thức về mặt cấu trúc… khiến mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng của Bắc Kinh khó đạt được hơn.

Moody's lưu ý rằng mặc dù Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ở mức “khoảng 5%”, nhưng việc đạt được mục tiêu này sẽ ngày càng khó khăn hơn vào thời điểm căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang.

Trong khi đó, tăng trưởng ở châu Âu và Nhật Bản được cho là sẽ có những cải thiện nhẹ, với sự phục hồi chậm và không đồng đều. Tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ giữ ổn định ở mức dưới 6,5% trong cả năm 2025 và 2026, gần bằng kết quả năm 2024.

“Tuy nhiên, hầu hết các thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn, khi thương mại trở thành động lực tăng trưởng kém tin cậy hơn. Đáng lưu ý, các thị trường cận biên đặc biệt dễ bị tổn thương, vì viện trợ phát triển của Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã bị cắt giảm đáng kể”, Moody's cho biết thêm.

Giữa những biến động đó, ông Stefan Angrick - nhà kinh tế cấp cao tại Moody's dự đoán chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ vẫn được duy trì cho đến hết quý III/2025, trong khi châu Âu và châu Á dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất. Tại châu Âu, cuộc bầu cử sắp tới ở Đức và sự sụt giảm trong hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine đang định hình lại triển vọng của khu vực, với mục tiêu tăng tính linh hoạt về tài khóa.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Aastocks)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng

Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến A Lưới nhiều người vẫn ái ngại vì dịch vụ lưu trú ở huyện vùng cao còn quá nghèo nàn và thiếu thốn. Thế nhưng hôm nay, khi quay lại A Lưới, mọi người đều bất ngờ với sự thay đổi ngoạn mục, chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây phát triển vượt bậc. Những cảnh quan nhiên, như suối A Nor (Hồng Kim), Par Le (Hồng Hạ)… được đầu tư, đánh thức. Các khu homestay, farmstay… mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt du lịch, biến A Lưới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng
CÂN BẰNG THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ:
Tin tưởng Việt Nam sẽ có cách đi phù hợp

Dù Mỹ đã tạm hoãn áp thuế 90 ngày và hoãn đánh thuế đối ứng 46%, chỉ áp mức 10% gia tăng với các mức thuế hiện tại. Dù vậy, vẫn còn có một lý giải cho mức thuế 46%. Ta thử tìm hiểu kỹ một vài con số để xem tại sao lại là 46% mà không thấp hơn như Malaysia, Philippines hay Thái Lan.

Tin tưởng Việt Nam sẽ có cách đi phù hợp
Return to top