Thế giới

Liên hợp quốc kêu gọi hành động khi nợ công toàn cầu tăng lên mức kỷ lục trong năm 2023

ClockThứ Ba, 11/06/2024 05:23
TTH - Trong một báo cáo mới được công bố với tiêu đề “Nợ thế giới năm 2024: Gánh nặng ngày càng tăng đối với sự thịnh vượng toàn cầu”, Liên hợp quốc (LHQ) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về gánh nặng nợ ngày càng leo thang đối với sự thịnh vượng toàn cầu.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt quảng cáo cho nhiên liệu hóa thạchTập trung vào phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

 Hiện có đến 3,3 tỷ người đang cư trú tại các quốc gia nơi mà số tiền lãi phải trả vượt quá chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế. Ảnh minh họa: Getty Image

Báo cáo cho thấy nợ công - bao gồm các khoản vay của chính phủ cả ở trong nước và nước ngoài, đang gia tăng lên mức cao nhất lịch sử là 97.000 tỷ USD vào năm 2023, tăng đáng kể so với một năm trước đó.

Đặc biệt ở châu Phi, nền kinh tế suy thoái sau nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu đã dẫn đến gánh nặng nợ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong vòng 10 năm từ 2013 đến 2023, số quốc gia châu Phi có tỷ lệ nợ/GDP trên 60% đã tăng từ 6 quốc gia lên 27 quốc gia.

Trong khi đó, việc trả nợ ngày càng tốn kém hơn và điều này đang tác động không nhỏ đến các nước đang phát triển. Dữ liệu cho thấy, năm 2023, các quốc gia đang phát triển phải trả 847 tỷ USD tiền lãi ròng, tăng 26% so với năm 2021.

Theo báo cáo, sự gia tăng nhanh chóng của chi phí lãi vay đang hạn chế ngân sách của các nước đang phát triển. Hiện tại, một nửa trong số các nước này phải dành tối thiểu 8% doanh thu của chính phủ để trả nợ. Con số này đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua.

Hơn nữa, vào năm 2023, có đến 54 quốc gia đang phát triển - trong đó gần một nửa ở châu Phi, đã phải dành tối thiểu 10% quỹ chính phủ để trả chi phí nợ vay. Báo cáo cũng cho biết, hiện có đến 3,3 tỷ người đang cư trú tại các quốc gia nơi mà số tiền lãi phải trả vượt quá chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế.

Giữa bối cảnh đó, LHQ kêu gọi hành động để tài trợ cho sự phát triển bền vững, bảo vệ một tương lai thịnh vượng cho cả người dân và hành tinh. Theo đó, báo cáo của LHQ đề xuất kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu và thúc đẩy gói kích thích Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của LHQ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.

Những điều này đòi hỏi các nỗ lực để cải thiện sự tham gia hiệu quả của các nước đang phát triển vào việc quản trị hệ thống tài chính toàn cầu. LHQ cũng cho rằng, cần giải quyết chi phí nợ ngày càng tăng và nguy cơ khủng hoảng nợ thông qua cơ chế xử lý nợ hiệu quả. Đồng thời, nên mở rộng nguồn tài chính dự phòng để cung cấp tính thanh khoản cao hơn trong thời kỳ khủng hoảng, để các quốc gia không bị buộc phải mắc nợ như một phương sách cuối cùng. Một khuyến nghị quan trọng nữa là, cần nỗ lực để tăng nguồn tài chính dài hạn quy mô lớn và giá cả phải chăng bằng cách huy động các ngân hàng phát triển đa phương và từ các nguồn lực tư nhân.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ NEXTIAS)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top