Thế giới

Liên Hiệp Quốc phân bổ 100 triệu USD để ngăn chặn nạn đói

ClockThứ Tư, 18/11/2020 22:27
TTH - Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa quyết định phân bổ 100 triệu USD tài trợ khẩn cấp, nhằm ngăn chặn nguy cơ nạn đói tại 7 quốc gia đang đối mặt với nguy cơ cao nhất từ ​​nạn đói do xung đột, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19.

Cần hành động khí hậu để bảo đảm cuộc sống của người dânĐầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm một nửa trong năm 2020

Hàng triệu trẻ em tại Yemen đứng trước nguy cơ nạn đói do thiếu viện trợ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Ông Mark Lowcock, người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cho biết, khoảng 30 triệu USD sẽ được phân bổ ở Yemen, 15 triệu USD tại Afghanistan, 15 triệu USD đến khu vực Đông Bắc Nigeria, 7 triệu USD cho Nam Sudan, 7 triệu USD ở Cộng hòa Dân chủ Congo, và 6 triệu USD cho Burkina Faso. Bên cạnh đó, 20 triệu USD còn lại sẽ được dành riêng để ngăn chặn tình hình tồi tệ hơn do những trận hạn hán ở Ethiopia. Ông Mark Lowcock lưu ý, tác động của nạn đói đối với một quốc gia là “tàn phá và kéo dài”.

Trong một tuyên bố, OCHA khẳng định, việc trích ngân sách từ Quỹ Ứng phó khẩn cấp Trung ương (CERF) của LHQ là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để hỗ trợ ngăn chặn nạn đói, trong bối cảnh nguy cơ thực sự xảy ra nạn đói ở các khu vực của Burkina Faso, Đông Bắc Nigeria, Nam Sudan và Yemen. Được biết, nạn đói được công bố gần đây nhất vào năm 2017 ở các khu vực của Nam Sudan.

Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), ông David Beasley cho rằng: “Thế giới đang trải qua thời gian “hỗn loạn”. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tập trung hơn và tăng cường nỗ lực để tránh các tảng băng trôi - những tảng băng trôi như nạn đói, bất ổn và di cư”.

Trong một bài viết do Tờ Times có trụ sở tại London (Anh) đăng tải trực tuyến ngày 17/11, ông Mark Lowcock và ông David Beasley nhận định, thành công lớn nhất của loài người là đã đẩy nạn đói vào quá khứ. Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa liên quan, bao gồm thu nhập giảm, giá lương thực tăng là một mồi lửa. Nếu để ngọn lửa này bùng lên thì hàng triệu trẻ em sẽ tử vong.

Được biết, trong năm 2020, gần 500 triệu USD đã được đóng góp vào Quỹ Ứng phó khẩn cấp Trung ương (CERF) của LHQ. Quỹ này được sử dụng để cho phép LHQ ứng phó nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng nhân đạo mới hoặc những trường hợp khẩn cấp thiếu tài chính mà không cần phải chờ đợi các khoản đóng góp dành riêng.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng tự nhiên

Mặc dù được sự quan tâm của các cấp, ban ngành nhưng do lợi ích trồng rừng kinh tế khá lớn nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế ngày càng diễn biến khá phức tạp.

Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng tự nhiên
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

Bên cạnh những gia đình luôn tôn trọng, lưu giữ giá trị tốt đẹp từ lễ nghi cho đến các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Đó được xem như là vấn nạn nghiêm trọng.

Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình
Return to top