Thế giới

Cần hành động khí hậu để bảo đảm cuộc sống của người dân

ClockThứ Bảy, 31/10/2020 10:05
TTH - Liên Hiệp Quốc mới đây cho biết, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về thiên tai trong vòng 20 năm qua và khủng khoảng khí hậu là nguyên nhân gây ra những thách thức này.

Từ “cảnh báo sớm” đến “hành động sớm”

Thiên tai, thảm họa tự nhiên xảy ra liên tục trong suốt 20 năm vừa qua. Ảnh minh họa: Reuters/Vnexpress

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự thất bại của các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh trong việc thực hiện những hành động có ý nghĩa nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và ngăn chặn hành tinh trở thành nơi mọi người khó tìm kiếm cuộc sống bình yên, an toàn và thịnh vượng.

Trong khi đó, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người và lây nhiễm cho hơn 43 triệu người trên toàn thế giới đã cho thấy lỗ hổng của hầu hết các quốc gia trong quá trình ngăn chặn “làn sóng tử vong và bệnh tật”, bất chấp giới chuyên gia đã liên tục đưa ra cảnh báo.

Cụ thể, từ năm 2000 – 2019, thế giới đã trải qua khoảng 7.348 thiên tai lớn và nghiêm trọng, bao gồm động đất, sóng thần và bão. 1,23 triệu người đã tử vong trong các thiên tai này và cuộc sống của 4,2 tỷ người cũng bị ảnh hưởng. Thiệt hại kinh tế toàn cầu rơi vào khoảng 2,97 nghìn tỷ USD, số liệu được Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR).

Liên Hiệp Quốc nhận định trong báo cáo mới về Chi phí con người do thảm họa, giai đoạn 2000 – 2019 rằng, con số này gần gấp đôi so với mức 4.212 thảm họa ghi nhận trong giai đoạn từ năm 1980 – 1999.

Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học về Cơ sở dữ liệu Sự kiện Khẩn cấp của Thiên tai nhận định một hiện tượng là thảm họa tự nhiên khi khiến ít nhất 10 người trở lên thiệt mạng, 100 người trở lên bị ảnh hưởng, buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, hoặc kêu gọi hỗ trợ quốc tế.

Được biết, phần lớn những thảm họa này liên quan đến khí hậu. Cụ thể là lũ lụt, bão, hạn hán, sóng thần, song nhiệt và cháy rừng được ghi nhận xảy ra liên tục trong 20 năm qua.

Sự gia tăng mạnh mẽ của thiên tai này được cho là do nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Vấn đề này được các nhà khoa học nhận định là đang làm tăng tần suất của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thảm họa. Để giải quyết vấn đề này, nếu muốn giải phóng hành tinh khỏi đói nghèo, mất đa dạng sinh học, thu hẹp quần thể động vật, giải quyết vấn đề bùng nổ đô thị và tránh tối đa hậu quả tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu, tất cả đều dựa vào cách quản lý của chính phủ các nước.

Trong tất cả các khu vực, châu Á là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thảm họa khí hậu trong suốt 2 thập kỷ qua. Trong đó khu vực đã phải hứng chịu 3.068 thiên tai lớn, nhỏ từ năm 2000 – 2019. Theo sau đó là châu Mỹ với 1.756 thảm họa và 1.192 thảm họa đã xảy ra ở châu Phi.

Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong suốt thời gian này là Trung Quốc, khi đối mặt với hơn 500 thảm họa thiên nhiên. Mỹ xếp thứ hai với 467 thiên tai.

Trong số những thảm họa chết nhiều người nhất khi cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người là trận sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004, cơn bão Nagis năm 2008 ở Myanmar và động đất ở Haiti năm 2010. Tuy các nước đã triển khai một số động thái tích cực, song hiện tại tình hình vẫn không mấy được cải thiện.

Giới chuyên gia nhấn mạnh, đặc biệt là các quốc gia công nghiệp, các nước này đang thất bại trong việc giảm khí thải nhà kính xuống mức tương đương với mục tiêu mong muốn là giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở trong ngưỡng an toàn là 1,5oC như đã đề ra trong Thỏa thuận Paris. Chính vì vậy, họ kêu gọi các nước phải làm nhiều hơn nữa để tăng cường quản lý rủi ro thiên tai và chuẩn bị tốt hơn cho những thảm họa khí hậu khác có thể xảy đến trong tương lai.

Hiện nay, thế giới đang có xu hướng tăng nhiệt độ từ 3,2oC trở lên. Mức tăng nhiệt độ dự kiến này đủ để làm tăng tần suất các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt trên toàn thế giới, khiến cho bất kỳ nỗ lực nào dùng để dối phó với thiên tai hoặc biến đổi khí hậu đều trở thành “lỗi thời ở nhiều quốc gia”.

Trong vòng 10 năm tới, lượng phát thải sẽ cần phải giảm ít nhất là 7,2%/năm và kéo dài liên tục trong suốt giai đoạn này để đạt được mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt 1,5oC đã được nêu trong Thỏa thuận Paris.

Nhận định chung về tình hình thế giới, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết: “Chúng tôi đã và đang nhận thấy rất ít tiến bộ trong quá trình giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Để xóa đói giảm nghèo và giảm tác động của biến đổi khí hậu, chúng ta phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên tất cả những vấn đề khác”.

Trong một thông tin có liên quan, bão Molave (bão số 9) vừa quét qua Philippines, cụ thể là các tỉnh thuộc khu vực thuộc Bicol và Calabarzon, phía Đông Nam đảo Luzon với tốc độ gió 125km/h, sức gió giật lên đến 150km/h đã gây ra bão lụt trên diện rộng, giật đổ cột điện, gây ra lũ lụt, sạt lở đất và khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và buộc gần 100.000 người phải sơ tán. Được biết mỗi năm, Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão.

HẠNH NHI

(Tổng hợp từ CNN, Worldmeters, Dw News & Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Ngày 27/12, một người dân (ông V.) ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) đã tự nguyện giao nộp vũ khí cho lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây.

Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top