Thế giới

Lãnh đạo nhiều quốc gia kêu gọi đánh thuế carbon

ClockThứ Ba, 20/10/2015 14:30
TTH.VN - Trong một tuyên bố chung được công bố hôm nay (20/10), lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt thuế đối với khí thải carbon, nhằm tránh những tác động nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu. 

Bên cạnh đó, liên minh các nước kêu gọi đánh thuế carbon cũng bao gồm các nhà lãnh đạo đến từ Chile, Philippines, Mexico và Ethiopia.

Theo tuyên bố trên, khoảng 40 quốc gia đã thực hiện chương trình và cơ chế áp đặt thuế lên khí thải carbon, chiếm khoảng 12% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Một cuộc họp bên lề về biến đổi khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân thường niên của IMF/WB tại thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: Climateobserver

“Chưa bao giờ có một động thái toàn cầu nhằm áp đặt chi phí lên khí thải carbon như hiện nay. Điều đó đánh dấu một bước ngoặt lịch sử sau những cuộc tranh luận về việc giảm thiểu lượng carbon, để thực hiện các chính sách đảm bảo tăng trưởng sạch và thịnh vượng cho thế giới”, Tổng Giám đốc WB Jim Yong Kim nhận định.

Nhà lãnh đạo WB cho biết, tình trạng biến đổi khí hậu đang đe dọa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những nước nghèo, và để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, trước hết cần thực hiện triệt để các cơ chế áp thuế khí thải carbon, nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu.

Chính vì thế mà IMF, WB và các nước trên thế giới phải lên tiếng kêu gọi toàn cầu tập trung đánh thuế đối với khí thải carbon nhằm buộc các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ ít thải khí carbon hơn, đồng thời ngừng chính sách trợ giá chất đốt để giảm thiểu khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.

Thanh Ngân (lược dịch từ Imf.org & Newstral)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Return to top