Thế giới
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB):

Khu vực châu Á đang phát triển sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024

ClockThứ Ba, 02/04/2024 05:46
TTH - Trong một báo cáo kinh tế được công bố ngày 1/4, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, sự phục hồi thương mại sẽ cho phép các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Trung Quốc) tăng trưởng 4,6% trong năm nay, nhanh hơn so với mức tăng trưởng 4,4% đã được ghi nhận vào năm 2023.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cungThị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

 Người dân mua sắm thực phẩm trong một siêu thị ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: TTXVN

Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng ở mức 4,5%, thấp hơn so với mức 5,2% của năm ngoái.

Được biết, khu vực châu Á đang phát triển bao gồm Trung Quốc, Mông Cổ, Timor-Leste và 10 thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Báo cáo của WB cũng cảnh báo, trong khi xuất khẩu hàng hóa trong khu vực bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2023, thì khu vực châu Á đang phát triển có thể phải đối mặt với “các chính sách bóp méo thương mại” tại những thị trường điểm đến quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc.

Những chính sách này có thể thúc đẩy các doanh nghiệp ở những quốc gia đó, và gây bất lợi cho các doanh nghiệp cùng ngành ở khu vực châu Á. Theo WB, gần 3.000 chính sách trong số đó đã có hiệu lực vào năm 2023, cao hơn gấp 3 lần so với năm 2019.

Trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng nội địa của Trung Quốc suy yếu, các nỗ lực tái cân bằng đầu tư từ cơ sở hạ tầng và bất động sản sang sản xuất tiên tiến có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa năng lực sản xuất và nhu cầu trong và ngoài nước. Dấu hiệu dư cung, đặc biệt là xe điện, đã bắt đầu lan sang các quốc gia láng giềng như Thái Lan.

Ông Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng của WB tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói thêm: “Chúng ta có thể thấy hiện tượng tương tự khi giá của các tấm pin năng lượng mặt trời sụt giảm…”.

Ngoài ra, với lượng khách du lịch Trung Quốc ít hơn so với dự kiến, lượng khách du lịch nước ngoài đến các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ở châu Á đã duy trì dưới mức trước đại dịch.

Trong khi đó, tăng trưởng sản lượng công nghiệp của khu vực châu Á đang phát triển sẽ giảm nửa điểm phần trăm, nếu lạm phát tái gia tăng bất ngờ tại Mỹ, cũng như lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, những cú sốc vĩ mô ở Trung Quốc sẽ khiến nền kinh tế nước này sụt giảm 0,3 điểm phần trăm.

Cũng theo WB, tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP vẫn thấp hơn so với mức được ghi nhận trước đại dịch, tình trạng này gần đây đã được khắc phục nhờ đầu tư công, đã cao hơn trong 2 năm qua ở Việt Nam và Philippines; tuy nhiên lại thấp hơn ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.

Với việc đầu tư tư nhân suy yếu, tăng trưởng sẽ cần được thúc đẩy bởi năng suất. Nhưng WB nhận thấy, sự cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân bị cản trở bởi xu hướng bảo hộ và tình trạng thiếu kỹ năng.

 Qua đó, WB khuyến nghị, việc loại bỏ các rào cản cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục sẽ thu hẹp khoảng cách năng suất ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp tư nhân ở châu Á và các đối thủ ngoài khu vực.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asia & CNBC)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Return to top