Thế giới

Khu vực ASEAN+3 dự báo sẽ tăng trưởng tích cực 4,7% trong năm nay

ClockThứ Tư, 13/04/2022 10:37
TTH.VN - Theo báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/4 của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), tăng trưởng GDP của khu vực này (bao gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) dự báo ​​sẽ ở mức 4,7% trong năm nay và 4,6% vào năm 2023.

GDP ASEAN+3 sẽ chạm mốc 4,9% trong năm 2022Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19Hội nghị ASEAN+3: Indonesia đề xuất thiết lập cơ chế y tế khu vực

Khu vực ASEAN+3 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng lạc quan trong năm 2022. Ảnh: Laodong.vn

Trong khi đó, GDP của ASEAN dự kiến ​​sẽ tăng mạnh hơn ở mức 5,1% trong năm 2022 và 5,2% trong năm 2023, sau khi có sự phục hồi tương đối yếu vào năm ngoái. Các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của chủng Delta như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm nay. Cụ thể với Việt Nam, AMRO dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6,5% và tăng lên 7% vào năm 2023, trong khi lạm phát ở mức 3,4% trong năm nay và giảm nhẹ xuống còn 3% vào năm 2023.

Báo cáo thường niên “Triển vọng Kinh tế Khu vực ASEAN+3 năm 2022” của AMRO cho biết triển vọng tăng trưởng tích cực này được củng cố bởi tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro sức khỏe của cho người dân trước COVID-19. “Giờ đây, khi chúng ta bước qua năm 2022, khu vực này cuối cùng đã có thể đạt được một số cột mốc trong cuộc chiến lâu dài chống lại virus và có thể kỳ vọng vào một sự mở cửa đầy đủ hơn và phục hồi kinh tế mạnh mẽ”, ông Hoe Ee Khor - nhà kinh tế trưởng của AMRO, nói trong một tuyên bố.

Trong khi tăng trưởng của khu vực dự kiến ​​sẽ bình thường trở lại khi đại dịch suy giảm, triển vọng tăng trưởng vẫn có nguy cơ bị che phủ bởi những rủi ro mới và tác động kéo dài của đại dịch, trong đó cuộc xung đột ở Ukraine là một nguy cơ mới, khi những tác động của nó đã được cảm nhận trong khu vực thông qua sự tăng giá năng lượng.

Mặc dù các nền kinh tế ASEAN+3 có tiếp xúc trực tiếp hạn chế với Nga và Ukraine, nhưng khu vực này cũng sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng nếu căng thẳng kéo dài, AMRO cảnh báo. Khi đó, giá năng lượng sẽ tiếp tục tăng vọt và dẫn đến nguy cơ đình lạm toàn cầu, đặc biệt là ở Liên minh châu Âu và Mỹ.

Theo phân tích của AMRO, vì các nền kinh tế này là đối tác thương mại lớn của ASEAN+3, xuất khẩu và tăng trưởng GDP của khu vực có thể bị ảnh hưởng đáng kể và điều đó có thể làm chệch hướng phục hồi, dẫn tới tình trạng tăng trưởng thấp hơn hoặc thậm chí suy thoái, làm tổn hại đến xuất khẩu và tăng trưởng của ASEAN+3.

Song song đó, tình trạng lạm phát tăng vọt ở Mỹ đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ. AMRO cho biết việc FED tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến ​​và kéo theo đó là việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ có tác động đến lãi suất, dòng vốn và biến động thị trường tài chính của khu vực.

Theo dự báo của AMRO, lạm phát của khu vực ASEAN+3 ước tính sẽ tăng lên 3,5% trong năm nay, phản ánh tác động từ một số động thái như loại bỏ trợ cấp đối với năng lượng và một số sản phẩm thiết yếu, và những hạn chế từ phía cung đang đẩy chi phí nguyên liệu thô, năng lượng, giao thông vận tải và thực phẩm lên cao. Tuy nhiên, AMRO kỳ vọng con số này sẽ giảm xuống mức 2,3% trong năm 2023.

Đối với ASEAN, lạm phát dự kiến ​​sẽ là 4,1% trong năm 2022 và 2,6% vào năm 2023.

Thực tế, trong ASEAN+3, rủi ro tài chính vẫn còn cao ở nhiều nền kinh tế do các tác động từ đại dịch COVID-19. Các chính sách tài chính vĩ mô hiện tiếp tục được tập trung vào việc giảm bớt tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ phục hồi kinh tế. Do đó, nếu quá trình phục hồi bị trì hoãn, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp và cá nhân có thể gặp khó khăn về tài chính, báo cáo nêu rõ.

Với các thiết lập chính sách toàn cầu ít mang tính hỗ trợ hơn trong năm 2022, các chuyên gia của AMRO cho biết các nhà hoạch định chính sách của khu vực cần phải thực hiện hành động cân bằng quan trọng, đó là tránh rút các hỗ trợ chính sách sớm để duy trì sự phục hồi, đồng thời tạo điều kiện cho việc phân bổ lại vốn và lao động cho các khu vực mới và mở rộng các lĩnh vực, đồng thời khôi phục không gian chính sách để chuẩn bị cho các rủi ro trong tương lai.

Tiến sĩ Khor nhấn mạnh: “Các nhà hoạch định chính sách ASEAN+3 sẽ phải linh hoạt khi điều hướng môi trường phức tạp này, song song với việc tăng cường phục hồi kinh tế… Đây sẽ không phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng của chúng ta. Chúng ta phải xây dựng lại, đồng thời liên tục đổi mới và rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo”.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Business Times & AMRO)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng tín dụng vào các mục tiêu tăng trưởng

Thông qua việc cấp vốn tín dụng sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng và gia tăng nhu cầu của nền kinh tế, từ đó góp phần vào việc thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025.

Hướng tín dụng vào các mục tiêu tăng trưởng
Thương mại toàn cầu chính thức đạt kỷ lục trong năm 2024

Theo Báo cáo cập nhật thương mại toàn cầu mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thương mại toàn cầu ghi nhận đạt mức kỷ lục 33 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tăng 3,7% (1,2 nghìn tỷ USD). Đồng thời, UNCTAD cũng cảnh báo, mặc dù thương mại toàn cầu vẫn mạnh mẽ, song tình hình bất ổn sẽ xuất hiện vào năm 2025.

Thương mại toàn cầu chính thức đạt kỷ lục trong năm 2024
Khơi thông nguồn lực tăng trưởng mới

Khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh, kết hợp giữa thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp với việc triển khai nhanh các dự án hạ tầng phụ trợ sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế Huế phát triển toàn diện

Khơi thông nguồn lực tăng trưởng mới
Lạm phát bán buôn của Nhật Bản tăng lên 4%

Theo số liệu được công bố ngày 12/3, lạm phát bán buôn của Nhật Bản đã được ghi nhận ở mức 4% vào tháng 2/2025, nhấn mạnh áp lực từ chi phí nguyên liệu thô tăng, qua đó sẽ duy trì kỳ vọng của thị trường về đợt tăng lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Lạm phát bán buôn của Nhật Bản tăng lên 4
Return to top