Thế giới

Indonesia: Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong 10 năm

ClockThứ Sáu, 14/05/2021 17:15
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến Indonesia, đặc biệt là lực lượng lao động, khi tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011, với hơn 2,67 triệu người Indonesia mất việc làm trong năm 2020.

Hơn 2,67 triệu người Indonesia mất việc làm trong năm 2020 do đại dịch COVID-19. Ảnh: AFP/VNEconomy

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã lần đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm trong hơn 2 thập kỷ với mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Trong khi chính phủ nước này dự báo kinh tế sẽ phục hồi trong năm nay, hầu hết giới chuyên gia phân tích kinh tế vẫn thận trọng khi đại dịch tiếp tục tàn phá nền kinh tế trong nước.

Theo Cơ quan thống kê quốc gia Indonesia, tổng lực lượng lao động đạt 139,81 triệu người vào tháng 2/2021 với tỷ lệ thất nghiệp là 6,26%, cao hơn so với mức 4,94% của năm trước. Tuy nhiên, con số này sẽ cao hơn nhiều nếu tính đến tình trạng thiếu việc làm.

Ông Wijayanto Samirin, cố vấn kinh tế cho biết nếu tính đến tỷ lệ thất nghiệp bao gồm cả người lao động bị giảm giờ làm hoặc làm những công việc không chính thức, thì con số này sẽ cao hơn đáng kể. Ông ước tính rằng số người thiếu việc làm ở nước này có thể lên tới 30 triệu người.

Với hơn 2 triệu người tìm việc mới tham gia lực lượng lao động mỗi năm, Indonesia cần phải giảm thiểu suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra.

Trong năm 2020, chính phủ Indonesia đã công bố gói kích thích trị giá 695 nghìn tỷ rupiah bao gồm các khoản chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho các gia đình khó khăn. Theo đại diện Bộ Tài chính, chương trình bảo trợ xã hội của nước này đã cứu 3,43 triệu gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Các lĩnh vực bị mất việc làm nhiều nhất là quản lý hành chính, dịch vụ sản xuất và giáo dục.

Bà Lily Yan Ing, cố vấn chính về Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, cho rằng tổng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trong năm 2021, nhưng sẽ không cao như của năm 2020. Theo bà, sẽ phải chờ xem hoạt động kinh tế khởi sắc như thế nào sau khi tăng trưởng sụt giảm mạnh trong năm ngoái. Tuy nhiên, điều này phần lớn phụ thuộc vào việc triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của chính phủ và sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Được biết, chính phủ Indonesia hiện đã tiêm khoảng 21,6 triệu liều vaccine cho khoảng 4% dân số.

Theo Business Times, đến nay lĩnh vực sản xuất của nước này đã có thể cắt giảm tình trạng sa thải lao động trên quy mô lớn, nhưng nếu có đợt lây nhiễm COVID-19 tiếp theo, mất việc làm là điều khó tránh khỏi.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Business Times​)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Return to top