Thế giới

IMF: Tăng trưởng châu Á – Thái Bình Dương rơi vào bế tắc trong năm 2020

ClockThứ Năm, 16/04/2020 14:47
TTH.VN - Tờ Japan Times dẫn nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ chậm lại vào năm 2020, điều vốn chưa bao giờ xảy ra trong vòng 60 năm qua.

IMF lập ủy ban tư vấn chính sách cho các nước ảnh hưởng vì COVID-19IMF: Thế giới đã bước vào giai đoạn khủng hoảngIMF: Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021IMF và WB điều chỉnh kế hoạch tổ chức Hội nghị mùa Xuân trước sự lây lan của COVID-19IMF: COVID-19 có thể gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020

Tăng trưởng châu Á – Thái Bình Dương rơi vào bế tắc trong năm 2020. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Ông Changyong Rhee – Giám đốc IMF khu vực châu Á – Thái Bình Dương kêu gọi chính phủ của tất cả các quốc gia trong khu vực triển khai toàn bộ các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế của mình trong mùa dịch COVID-19 này, bao gồm cả phương án liên quan đến các thỏa thuận song phương và đa phương.

Theo ông Rhee, 17 quốc gia trong khu vực hiện bày tỏ sự quan tâm đến 2 công cụ tài chính khẩn cấp của IMF là thấu chi tín dụng nhanh và công cụ tài chính nhanh.

Từ báo cáo của IMF, có thể thấy rằng cú đánh từ dịch COVID-19 đang để lại hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng khác. Vì vậy, các biện pháp liên quan đến dòng vốn nên được tính toán để đảm bảo sự ổn định bên ngoài và bảng cân đối của ngân hàng trung ương nên được sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Đây không phải là thời gian để các triển khai các hoạt động kinh doanh như bình thường. Các quốc gia châu Á cần sử dụng tất cả các công cụ chính có trong bộ công cụ của mình. Khi làm như vậy, đương nhiên sự thay đổi trong các chính sách sẽ là điều không thể tránh khỏi và điều này sẽ phụ thuộc vào không gian chính sách”, Giám đốc Rhee cho hay.

Được biết, trong báo cáo triển vọng kinh tế đầu tiên được IMF công bố kể từ sau đại dịch COVID-19 làm đóng cửa các nền kinh tế lớn, IMF ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm nay, hoàn toàn trái ngược so với dự đoán đưa ra trước đó là nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến mức tăng 3,3%.

Cho đến năm 2021, một hy vọng có thể đặt ra là: Nếu các chính sách ngăn chặn đại dịch đạt thành công, chúng ta sẽ nhìn thấy dấu hiệu phục hồi trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không chắc chắn là tình hình trong năm nay sẽ tiến triển thế nào, ông Rhee nói thêm.

Trong một thông tin có liên quan, vị lãnh đạo nhận định rằng châu Á sẽ chỉ phục hồi khi thế giới cũng phục hồi. Viễn cảnh châu Á tự phục hồi sẽ khó mà xảy ra được.

Cập nhật tình hình dịch bệnh trên toàn cầu, tính đến 14h23p ngày 16/4 theo giời Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó bao gồm 134.685 người tử vong và 515.475 ca đã phục hồi. Ba quốc gia có số ca nhiễm cao hất vẫn lần lượt là Mỹ, Tây Ban Nha và Italy.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026

Ngành du lịch toàn cầu đang chứng kiến bước chuyển đổi đáng chú ý, được đánh dấu bằng sự tăng trưởng ổn định, bền vững dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2026. Sau khi trải qua quá trình phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, ngành này hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cân bằng.

Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top