Thế giới

Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam-Đan Mạch giai đoạn 2020-2025

ClockThứ Tư, 20/04/2022 09:02
Chương trình DEPP3 có tổng vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 60,29 triệu Krone Đan Mạch (8,96 triệu USD), với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển carbon thấp cho ngành năng lượng.

Tăng trưởng toàn cầu đang trên đà đáp ứng các mục tiêu khí hậuMỹ ủng hộ Việt Nam trở thành nước đi đầu khu vực về năng lượng sạch

Ảnh minh họa. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam-Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là Chương trình DEPP3) do Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, chủ dự án là Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã họp Ban chỉ đạo lần thứ nhất vào ngày 19/4 tại trụ sở Bộ Công Thương dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An và Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen.

Chương trình có tổng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 60,29 triệu Krone Đan Mạch, tương đương 8,96 triệu USD với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển carbon thấp cho ngành năng lượng.

Điều này góp phần cụ thể hóa cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nâng cao mục tiêu NDC và tăng cường các giải pháp liên quan vào năm 2025.

Chương trình được xây dựng với ba hợp phần gồm: hợp phần 1 tâp trung nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng dài hạn, do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì quản lý thực hiện; hợp phần 2 nâng cao năng lực tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, do Cục Điều tiết điện lực chủ trì quản lý thực hiện; hợp phần 3 là phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì quản lý thực hiện.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo lần thứ nhất của Chương trình DEPP3, đại diện các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình DEPP3 bao gồm Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững và Cục Năng lượng Đan Mạch đã trình bày các kết quả triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2021 của Chương trình DEPP3 và dự kiến Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Chương trình.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2021 và Kế hoạch hoạt động của chương trình được phê duyệt muộn, các đơn vị liên quan của Việt Nam và Đan Mạch đã rất nỗ lực trong việc phối hợp triển khai các hoạt động của cả ba hợp phần của chương trình và đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực.

Ban chỉ đạo đánh giá cao các kết quả đạt được năm 2021 và thống nhất phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2022 của chương trình.

Nhân dịp tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình DEPP3, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Công Thương Việt Nam” cho Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen để ghi nhận những đóng góp của Đại sứ cho quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng trong thời gian qua.

Đại sứ Kim Højlund Christensen sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối tháng Bảy tới.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Năng lượng Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2022 của Chương trình DEPP3 theo các nội dung đã phê duyệt./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Return to top