Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

Hoạt động tài trợ của IFC tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2024

ClockThứ Sáu, 16/08/2024 14:43
TTH.VN - Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (16/8) cho hay, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), chi nhánh khu vực tư nhân của Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đã cam kết các khoản đầu tư và cho vay ở mức cao kỷ lục tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm tài chính 2024.

Châu Á ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những công trình xanhIFC thực hiện khoản đầu tư đầu tiên vào lithium

 Quá trình chuyển đổi năng lượng trong khu vực đòi hỏi nhiều nguồn tài chính. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, các khoản đầu tư và cho vay trong khu vực đã ghi nhận mức tăng từ 10 - 15% so với năm tài chính trước đó, ông Riccardo Puliti, Phó Chủ tịch IFC khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông tin.

Trong năm tài chính trước đó, IFC đã cam kết 11 tỷ USD cho 108 dự án trong khu vực, bao gồm cả tài trợ dài hạn từ tài khoản của tổ chức này, và các cam kết với những tổ chức tài chính khác.

Trong một cuộc phỏng vấn tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ông Riccardo Puliti cho biết, sự gia tăng về mức tài chính diễn ra trong bối cảnh nhu cầu cấp thiết về ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và đảm bảo an ninh lương thực ở châu Á.

Do khu vực này phụ thuộc phần lớn vào than đá, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ quan trọng hơn, và sẽ đòi hỏi nhiều nguồn tài chính hơn. Bên cạnh đó, nỗ lực giảm thiểu cũng rất quan trọng, với các quốc gia như Bangladesh và Indonesia có nguy cơ cao bị lũ lụt và các thiệt hại khác liên quan đến khí hậu.

Cũng theo Phó Chủ tịch IFC khu vực châu Á - Thái Bình Dương, việc thu hút khu vực tư nhân đến các quốc gia đang phát triển vẫn là một thách thức. “Đối với khu vực tư nhân, khó khăn thường là thiếu khuôn khổ pháp lý và quy định rõ ràng”, ông Riccardo Puliti nhận định.

Khu vực châu Á cũng được xem là một thị trường đầy hứa hẹn đối với “trái phiếu xanh nước biển” (“blue bond”, hay còn gọi là “trái phiếu biển”), một trong những lĩnh vực thuộc phân loại trái phiếu theo chủ đề sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhanh hơn. Loại trái phiếu này được phát hành nhằm thúc đẩy việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển. Bên cạnh đó, các loại trái phiếu khác có chủ đề cụ thể, bao gồm trái phiếu xanh và trái phiếu xã hội.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Return to top