Thế giới

Hành động cải thiện chất lượng giáo dục ở Đông Nam Á

ClockThứ Hai, 09/09/2024 06:53
TTH - Là một khảo sát quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi tại các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD về toán, khoa học và đọc hiểu, chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện kết quả giáo dục. Bằng cách tập trung vào những kỹ năng cơ bản, cùng với đó là tận dụng dữ liệu đánh giá và trao quyền cho các nhà giáo dục, học sinh các nước có thể đạt được những tiến bộ đáng kể.

UNESCO kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào giáo dục thể chất cho học sinh

Chú trọng phát triển kỹ năng nền tảng là một trong những cách tăng chất lượng giáo dục ở Đông Nam Á Ảnh minh họa: vi.pngtree.com 

Theo tiêu chuẩn đánh giá này, xét riêng năm 2022, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tụt hậu về giáo dục và kết quả học tập, với mức độ chênh lệch về học tập ở một số nước trong khu vực lớn hơn so với mức trung bình trong tiêu chuẩn của OECD.

Để giải quyết vấn đề này, từ kết quả PISA ở Đông Nam Á và khu vực xung quanh, giới chuyên gia đã rút ra 4 bài học để tập trung đầu tư thông minh vào giáo dục, từ đó cải thiện kết quả của khu vực theo tiêu chuẩn PISA vào năm 2025 và những năm tiếp theo. Cụ thể:

Đầu tiên, tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá quốc gia và quốc tế như PISA để đảm bảo việc học của học sinh là trách nhiệm của toàn dân.

Đơn cử, nhờ hỗ trợ của PISA trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên 3 năm/lần, Indonesia đã thành công trong việc duy trì thành tích khi các trường học trải qua chính sách phân cấp kết hợp với việc mở rộng nhanh chóng số lượng tuyển sinh.

Thứ hai, cần tập trung vào các kỹ năng nền tảng, có thể kể đến như kỹ năng số học và đọc viết, đặc biệt là trong chương trình giáo dục tiểu học. Một trường hợp điển hình là Việt Nam khi có điểm toán PISA ghi nhận trong năm 2022 cao gần bằng mức trung bình của OECD. Việt Nam đã thực hiện trọng tâm chiến lược này, qua đó giúp học sinh hiểu sâu hơn về những khái niệm cốt lõi. Ngoài ra, tại Việt Nam cũng có nhiều trường đại học chất lượng cao để phát triển và đào tạo giáo viên, giúp hiện thực hóa mục tiêu về phát triển kỹ năng nền tảng trên thực tế hiệu quả hơn. Tuy ngân sách dành cho giáo dục thấp hơn nhiều so với các nước OECD, song chi tiêu giáo dục ổn định của Việt Nam trong thời gian qua đã giúp đất nước duy trì được trọng tâm này.

Xét toàn khu vực, tuy khoản đầu tư này không ngay lập tức cải thiện chỉ số PISA 2025 của Đông Nam Á, nhưng đây là lĩnh vực đầu tư quan trọng đối với các nước đang phát triển để tạo ra sự khác biệt trong kế hoạch trung và dài hạn.

Thứ ba, tăng cường cải thiện chất lượng đánh giá bằng cách nghiên cứu kỹ chương trình PISA. Cuối cùng, trao quyền cho giáo viên, hiệu trưởng và triển khai trực quan hóa kết quả đánh giá. Trực quan hóa dữ liệu có thể thúc đẩy các nước triển khai hành động để học sinh phát triển. Điều quan trọng là giáo viên phải cảm nhận được tác động của sự thay đổi để điều chỉnh chương trình và cách thức giáo dục phù hợp.

Phải lưu ý rằng, thành tích học tập chỉ là một khía cạnh của việc đánh giá hệ thống giáo dục. Vấn đề đang còn tồn tại là hiện có một số quốc gia châu Á tuy đứng đầu về thành tích học tập, nhưng lại có điểm thấp ở một số khía cạnh như sức khỏe tâm lý của học sinh. Do đó, phải điều chỉnh để các em phát triển toàn diện và đảm bảo ngành giáo dục phát triển bền vững trong kế hoạch dài hạn.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top