Thế giới

Hàng triệu trẻ em Philippines trở lại trường học sau hơn 2 năm đại dịch

ClockThứ Hai, 22/08/2022 17:03
TTH.VN - Hôm nay (22/8), hàng triệu trẻ em ở Philippines đã trở lại trường học lần đầu tiên sau hơn 2 năm, sau khi nước này dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế vì COVID-19 còn lại để khắc phục những tổn thất trong giáo dục.

Quan chức Philippines đề xuất mở cửa trường học, ngân hàng cả ngày

Hàng triệu trẻ em ở Philippines trở lại trường học lần đầu tiên sau hơn 2 năm. Ảnh: Express/VTV

Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa COVID-19 như kiểm tra thân nhiệt, bắt buộc mang khẩu trang và giới hạn số lượng học sinh trong một lớp học vẫn được duy trì.

Philippines là một trong những quốc gia cuối cùng trên thế giới nối lại các lớp học trực tiếp, toàn thời gian, trước những cảnh báo rằng việc đóng trường học kéo dài đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng giáo dục ở nước này.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Bộ Giáo dục Philippine đã thí điểm các lớp học trực tiếp ở gần 300 trường học, nhưng đến giờ mới mở rộng quy mô này ra tất cả các trường học trên cả nước khi năm học mới bắt đầu.

Bộ Giáo dục hiện bắt buộc học sinh học trực tiếp ít nhất 3 ngày/tuần. Sau đó, tất cả các trường học sẽ chuyển sang học trực tiếp 5 ngày/tuần, bắt đầu từ ngày 2/11 tới.

Theo một số nhà phân tích, việc mở cửa lại trường học ở nước này bị trì hoãn do chậm triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và các cuộc bầu cử hồi đầu năm nay.

Việc nối lại các lớp học trực tiếp khiến cả giáo viên và học sinh nước này đều rất hào hứng, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khắc phục những tổn thất trong giáo dục.

Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) và các cơ quan khác cho biết ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, 9/10 trẻ em Philippines “không thể đọc hiểu một văn bản đơn giản”. Xét về sự nghiêm trọng, Philippines chỉ đứng trên 10 quốc gia khác, trong đó có Afghanistan, Lào, Chad và Yemen.

Sau khi các trường học ở Philippines đóng cửa, một chương trình “học tập kết hợp” đã được giới thiệu, bao gồm chuyển đổi sang các lớp học trực tuyến, các mô-đun tự học, các bài học được phát trên truyền hình, đài phát thanh và phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, chương trình này phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi ở quốc gia hơn 110 triệu dân này, chưa đến 1/5 số hộ gia đình có thể truy cập Internet và nhiều người không có thiết bị di động.

Khi các lớp học trực tiếp được nối lại, nhiều vấn đề cũ vẫn tồn tại: sĩ số đông, phương pháp giảng dạy lỗi thời, nghèo đói và thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản, chẳng hạn như nhà vệ sinh, được cho là nguyên nhân góp phần gây ra khủng hoảng giáo dục ở nước này.

Được biết, trước khi mở cửa lại các lớp học, Chính phủ Philippines đã tăng cường việc tiêm chủng và sẽ cung cấp phương tiện giao thông công cộng miễn phí cho học sinh đến cuối năm nay.

Cuối tuần qua, chính phủ nước này đã bắt đầu trao viện trợ tiền mặt cho những học sinh và phụ huynh đang gặp khó khăn trong việc trang trải các chi phí học tập và sinh hoạt.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Return to top