Thế giới

Hàn Quốc: Nhiều người lao động tăng cân do tác động của đại dịch Covid-19

ClockThứ Tư, 17/02/2021 14:51
TTH.VN - Nhiều người lao động Hàn Quốc đang phải vật lộn với tình trạng tăng cân do đợt bùng phát Covid-19 kéo dài, chủ yếu là do họ giảm các hoạt động thể chất khi làm việc tại nhà và đặt giao hàng nhiều đồ ăn hơn, theo một nghiên cứu gần đây.

Những câu chuyện về tình người mùa đại dịch ở Ai CậpBa Lan phát triển máy phát hiện Covid-19 qua hơi thở

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều người lao động của Hàn Quốc tăng cân do phải làm việc tại nhà và sử dụng nhiều thức ăn nhanh. Ảnh minh họa: VietnamPlus

Albacall, một dịch vụ tuyển dụng bán thời gian do cổng dịch vụ việc làm Incruit điều hành, đã khảo sát 981 người trưởng thành với chủ đề “cân nặng thay đổi sau Covid-19.”

Theo báo cáo, 32,7% số người được hỏi cho biết họ tăng cân do đại dịch Covid-19 kéo dài. Theo nhóm công việc, 37,1% nhân viên văn phòng cho biết họ đã tăng thêm cân, chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là sinh viên đại học với 32,1% và các bà nội trợ là 30,4%.

Xếp theo nhóm tuổi, những người ở độ tuổi 30 (43,2%) chiếm tỷ lệ tăng cân cao hơn nhiều so với những người ở độ tuổi 20 (33,9%) và 40 (26,9%). Theo giới tính, 36,1% phụ nữ được hỏi cho biết họ đã tăng cân, lớn hơn so với tỉ lệ 29,8% ở nam giới.

Cuộc khảo sát đã kiểm tra mức tăng cân từ tháng 02/2020 đến tháng 01/2021 và phát hiện ra rằng trọng lượng tăng trung bình là 5,8kg. Trong giai đoạn này, nhân viên văn phòng thấy cân nặng của họ tăng trung bình 6,3kg, trong khi sinh viên đại học tăng 5,5kg. Nhóm phụ nữ được hỏi cho biết họ tăng trung bình 6,5kg, còn nam giới là 5kg. Trong khi đó, những người ở độ tuổi 30 tăng 6 kg và những người ở độ tuổi 20 tăng 5,8 kg.

Nghiên cứu cho biết làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 kể từ tháng 11 và các quy quy định giãn cách xã hội ngày càng gia tăng dường như đã góp phần làm tăng cân. Đặc biệt, cuộc khảo sát cho thấy mọi người ít di chuyển xung quanh hơn và ăn nhiều thức ăn được giao tận nhà hơn.

Đối với nhân viên văn phòng, nghiên cứu nhấn mạnh thời gian làm việc kéo dài ở nhà do đại dịch và giảm tập thể dục là những lý do chính khiến người lớn tăng cân. Thời gian tập thể dục trung bình của những người được hỏi đã giảm xuống 1,9 giờ từ mức trung bình 4,9 giờ mỗi tuần trước khi đại dịch xảy ra.

Trong khi đó, số bữa ăn trung bình mỗi ngày tăng nhẹ từ 2,5 lên 2,8 lần. Việc tiêu thụ đồ ăn nhẹ cũng tăng hơn gấp đôi từ 1,2 đến 2,7 lần một ngày. Số lượng đơn đặt hàng thực phẩm giao hàng tăng từ 1,4 lần/tuần trước khi bùng phát Covid-19 lên mức 3,5 lần/tuần.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Korea Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động
Return to top