Thế giới

G20: Thương mại đa phương sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch

ClockThứ Ba, 12/10/2021 09:34
Trên cương vị chủ tịch G20, Italy tập trung cam kết giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với thương mại và đầu tư, và "xây dựng trở lại tốt hơn" nhằm phục hồi bền vững, toàn diện.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi tăng cường hệ thống thương mại quốc tếThương mại đa phương, cởi mở cần thiết cho tăng trưởng toàn cầu

Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio. Nguồn: ansa.it

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra vào ngày 12/10 tại Sorrento, Italy. Cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm khởi động lại chủ nghĩa đa phương thương mại sẽ là trọng tâm chương trình nghị sự tại Hội nghị lần này.

Phát biểu trước thềm hội nghị, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio nêu rõ: "Một hệ thống thương mại đa phương được củng cố, dựa trên các quy tắc, sự minh bạch và không phân biệt đối xử, với WTO làm trung tâm, là điều cần thiết để giảm thiểu tác động lâu dài của đại dịch và đạt được sự phục hồi tốt hơn."

Theo Ngoại trưởng Di Maio, mục tiêu của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 nhằm hướng đến một kết quả tích cực tại Hội nghị Bộ trưởng WTO vào cuối tháng 11/2021 và “tạo động lực chính trị cho việc cải tổ WTO” làm nền tảng cho các vấn đề quan trọng khác.

Thương mại vì con người, hành tinh và sự thịnh vượng toàn cầu phù hợp với ba trụ cột của Italy trên cương vị chủ tịch G20.

Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận về giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống thương mại nhằm ứng phó với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Trên cương vị chủ tịch G20, Italy tập trung cam kết giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với thương mại và đầu tư, và "xây dựng trở lại tốt hơn" nhằm phục hồi bền vững, toàn diện.

Ngoại trưởng Di Maio khẳng định đó là điều cần thiết để đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng các sản phẩm y tế và dược phẩm.

Ngoài ra, các vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại số, giảm chi phí thương mại dịch vụ và cơ hội áp dụng các khuôn khổ quản lý minh bạch, hiệu quả các khoản đầu tư, và hỗ trợ sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, cũng sẽ được thảo luận trong suốt 3 phiên họp tại Hội nghị.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương
Return to top