Thế giới

Đông Nam Á: Thương mại năng lượng là mắt xích còn thiếu đối với phát triển bền vững

ClockThứ Tư, 22/01/2025 06:02
TTH - Từ ngày 20 - 24/1, ở Davos (Thụy Sĩ), các nhà lãnh đạo toàn cầu đang nhóm họp tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thường niên năm 2025. Trong đó, một trong những vấn đề chính được tập trung thảo luận là “tái định hình tăng trưởng”.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vựcThái Lan xếp thứ ba ASEAN về tỷ lệ trẻ em béo phìTriển vọng lạc quan về thị trường bất động sản Đông Nam Á năm 2025

Các tua bin gió tại nhà máy điện gió Bạc Liêu. Ảnh minh họa: TTXVN 

Các nhà lãnh đạo sẽ xem xét lại những cách tiếp cận mạnh mẽ, đổi mới sáng tạo để xây dựng nền kinh tế kiên cường hơn. Trong đó, một hướng đi đầy hứa hẹn là thương mại năng lượng, một cơ chế chuyển đổi nhằm thu hẹp bất bình đẳng về năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Số liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho hay, trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hơn 350 triệu người đang đối mặt với nguồn điện không ổn định, trong khi 150 triệu người hoàn toàn không được tiếp cận điện. Sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận năng lượng làm nổi bật sự bất bình đẳng mang tính hệ thống, cản trở tiến bộ trong nông nghiệp, sản xuất và phát triển nói chung. Để giải quyết những vấn đề này, cần có cách thức hợp tác mới với các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội.

Trong đó, Đông Nam Á, một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu đang ở thời điểm quan trọng. Nhu cầu năng lượng trong khu vực được dự báo tăng gấp 3 lần vào năm 2050, gây căng thẳng cho các hệ thống hiện có và làm trầm trọng thêm khoảng cách phát triển.

Với tiềm năng năng lượng tái tạo ước tính gấp 40 - 50 lần tổng sản lượng điện hiện tại. Hành động mạnh mẽ của các chính phủ, khuôn khổ chính sách vững chắc và hợp tác khu vực là yếu tố quan trọng; không chỉ mở rộng quy mô các dự án năng lượng sạch mà còn đảm bảo quá trình chuyển đổi này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong khu vực.

“Thông qua việc chia sẻ hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo xuyên biên giới, thương mại năng lượng có thể phá vỡ các rào cản hệ thống và mở ra tiềm năng phát triển bền vững của Đông Nam Á”, ông Anderson Tanoto, Giám đốc điều hành RGE, một tập đoàn toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên sinh học nhận định.

Có thể thấy, dự án Hội nhập Năng lượng Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore mang đến một kế hoạch đầy thuyết phục về cách thương mại năng lượng xanh trong khu vực có thể thúc đẩy phát triển bền vững. Được triển khai vào năm 2022, dự án này đánh dấu khuôn khổ mua bán điện đa phương đầu tiên của Đông Nam Á, tạo tiền đề cho sự hợp tác xuyên biên giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, khu vực tư nhân cũng ngày càng nhận thấy các cơ hội kinh tế và kinh doanh trong những dự án năng lượng tái tạo và điện xuyên biên giới. Qua đó, các cơ chế thị trường mạnh mẽ cần được khẩn trương thiết lập để thu hút vốn cho các dự án năng lượng tái tạo. Những biện pháp này kết hợp với hợp tác công tư có thể mở khóa các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn mà Đông Nam Á đang rất cần.

Sự thành công của quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á phụ thuộc vào khả năng tạo ra và tối ưu hóa những con đường tăng trưởng mới. Cùng với thương mại năng lượng, khu vực này có thể biến tham vọng thành hành động, tạo ra một mô hình phát triển bền vững, giải quyết nhu cầu năng lượng hiện nay, thúc đẩy tạo việc làm và đảm bảo tương lai vững chắc cho các thế hệ mai sau.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Return to top