Thế giới

Diện tích rừng ngập mặn ở ASEAN giảm 1/3 trong 40 năm qua

ClockThứ Tư, 29/07/2020 15:17
TTH.VN - Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) thông tin, trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 2020, khu vực ASEAN đã mất khoảng 1/3 diện tích rừng ngập mặn, tức giảm hơn 63.000km2.

UNESCO kêu gọi bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặnFAO: Tỷ lệ mất rừng giảm đáng kể trong 3 thập kỷ quaBắt thêm 26 người liên quan vụ 39 thi thể người Việt tại EssexAustralia: tăng tỷ lệ việc làm và thúc đẩy kinh tếAustralia chi hơn 420 triệu USD để tái thiết các khu vực bị cháy rừngNgười dân Hongkong tự may khẩu trang phòng dịch COVID-19

Rừng ngập mặn quan trọng với cuộc sống và sinh kế của người dân ASEAN. Ảnh minh họa: Dân trí

Hiện các nước trong khu vực ASEAN chỉ còn khoảng 43.000km2 diện tích rừng ngập mặn.

Trung tâm ACB đưa ra thông tin này nhằm nhắc nhở công chúng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn và giá trị của công tác tăng cường xử lý nạn phá rừng ngập mặn.

ASEAN chiếm 42% tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới, nơi cung cấp môi trường sinh sản quan trọng cho khoảng 75% các loài cá trong đại dương.

Ngoài việc hỗ trợ hệ thống thực phẩm của thế giới, rừng ngập mặn được xem là “người bảo vệ hành tinh” chống lại hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn có thể lưu trũ lượng Carbon gấp 10 lần so với hệ sinh thái trên cạn. Cùng với đó, hệ thống rễ chuyên dụng đã biến chúng thành vùng đệm tự nhiên ở các khu vực ven biển.

Rừng ngập mặn cũng giảm thiểu tác động của sóng và gió mạnh, giúp giảm sói mòn và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các cộng đồng ven biển.

Ở một số quốc gia ASEAN, đơn cử như Campuchia, rừng ngập mặn ở đây suy giảm phần lớn do khai thác gỗ. Tuy nhiên trong những năm qua, các quan chức chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng đã tích cực làm việc cùng nhau để trồng lại rừng ngập mặn, đặc biệt là ở tỉnh Kampot.

“Với sự thúc đẩy hành động của chính phủ, giờ đây người dân hiểu rằng rừng ngập mặn rất quan trọng đối với con cháu và sinh kế của họ. Người dân có thể kiếm thu nhập bằng cách bắt tôm, cua, cá... và có thể kiếm ít nhất 7USD – 10USD/ngày”, nhà sinh vật học Leng Phalla nhấn mạnh.

Ở Campuchia, hoạt động trồng rừng ngập mặn đã được tiến hành từ năm 1995. Trong giai đoạn 2008 – 2020, gần 400.000 cây rừng ngập mặn đã được trồng ở những khu vực chưa có cây ngập mặn phát triển.

Trong một thông tin có liên quan, giới chuyên gia cho biết một số lý do làm giảm diện tích rừng ngập mặn có thể kể đến bao gồm phát triển nhà ở và biến đổi khí hậu.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top