Thế giới

Cùng nhau xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương thông qua phát triển chất lượng cao

ClockThứ Hai, 11/11/2024 08:25
TTH - Từ ngày 9-16/11, Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 diễn ra tại Lima (Peru) với nhiều cuộc họp và sự kiện quan trọng.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APECĐầu tư bất động sản thương mại tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2022APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 diễn ra tại Peru với nhiều hoạt động và cuộc họp quan trọng. Ảnh minh họa: baophapluat.vn 

Ghi nhận trong 35 năm qua, hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã mang lại những kết quả khả quan nhờ nỗ lực chung của các nền kinh tế khu vực, được thúc đẩy bởi cam kết cởi mở và toàn diện.

Duy trì chủ nghĩa khu vực cởi mở, hợp tác APEC đã giúp thúc đẩy phát triển khu vực, biến châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, là động lực ổn định và là trung tâm của sự hợp tác.

Trong bối cảnh tăng trưởng này, nhóm các nhà nghiên cứu cấp cao vừa công bố báo cáo có tiêu đề Cùng nhau thúc đẩy phát triển chất lượng cao và xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương với tương lai chung. Trong đó, báo cáo đánh giá những tiến bộ mà APEC đạt được trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và tự do hóa thương mại kể từ khi thành lập, đồng thời nêu bật hành động, ý tưởng và giải pháp của các nước, trong đó có Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm sâu sắc hơn hợp tác khu vực.

Ngày nay, khi phải đối mặt với những thách thức và rủi ro chưa từng có mà không một nền kinh tế nào có thể tự mình giải quyết, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cần hợp tác chặt chẽ hơn để xây dựng một cộng đồng khu vực với tương lai chung, cùng nhau vượt qua các trở ngại và đạt được sự phát triển, thịnh vượng chung trong khu vực.

Những nỗ lực thúc đẩy hợp tác khu vực nên tập trung vào phát triển chất lượng cao. Điều này có nghĩa là ưu tiên yếu tố đổi mới là động lực chính cho phát triển, thúc đẩy tiến bộ bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển để mọi người dân ở châu Á - Thái Bình Dương có thể cùng chia sẻ lợi ích của tăng trưởng.

Bàn về những đóng góp của các quốc gia, với Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI), Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu (GCI), Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy hợp tác châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra nhiều cơ hội và động lực to lớn cho sự phát triển của khu vực.

Nhìn về tương lai, Trung Quốc cam kết sẽ đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, hòa nhập, tăng trưởng sáng tạo, kết nối và hợp tác cùng có lợi.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Return to top