Thế giới

COP27 sẽ có sự tham dự của khoảng 90 nguyên thủ quốc gia

ClockThứ Tư, 05/10/2022 15:32
TTH.VN - Theo một quan chức cấp cao của Ai Cập, khoảng 90 nguyên thủ quốc gia đã xác nhận tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27).

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tổn thất do biến đổi khí hậuĐại diện gần 200 quốc gia nhóm họp thúc đẩy giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN​

Được biết, sự kiện sẽ được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11 tới, nơi các nhà lãnh đạo sẽ giải quyết những vấn đề bao gồm chuyển đổi năng lượng và an ninh lương thực tại phiên khai mạc.

Ông Wael Aboulmagd, đại diện đặc biệt của Ai Cập, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch Hội nghị COP27 cho hay: “Chúng tôi đã nhận được một số lượng lớn lời xác nhận từ khắp nơi trên thế giới, tôi nghĩ rằng con số cuối cùng là khoảng 90 nguyên thủ quốc gia, nhưng con số này sẽ tiếp tục tăng lên”.

Trước đó, Ai Cập đã tiếp nhận chức Chủ tịch Hội nghị COP27 từ Vương quốc Anh, và sẽ đăng cai các cuộc đàm phán từ ngày 6-18/11 tại thành phố nghỉ mát Sharm El-Sheikh bên bờ Biển Đỏ của quốc gia này.

Cũng theo ông Wael Aboulmagd, chủ đề cho hội nghị bàn tròn của các nhà lãnh đạo được tổ chức từ ngày 7-8/11 sẽ bao gồm: phát triển hydro xanh, an ninh nước và an ninh lương thực, việc đạt được sự chuyển đổi năng lượng công bằng sang năng lượng tái tạo, và các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Đây là những chủ đề phản ánh một số ưu tiên của Ai Cập, trong bối cảnh quốc gia này cố gắng thúc đẩy tốt hơn lợi ích của các quốc gia đang phát triển, cũng như nhu cầu tài chính của họ để thích ứng với tác động của vấn đề biến đổi khí hậu.

Đại diện đặc biệt của Ai Cập nói thêm: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, chúng tôi cần tất cả ý chí chính trị và động lực, cũng như định hướng từ các nguyên thủ quốc gia, nhằm thúc đẩy quá trình này tiến lên phía trước”.

Đáng chú ý, Ai Cập đang tìm cách để đưa "tổn thất và thiệt hại" vào chương trình nghị sự chính thức của hội nghị thượng đỉnh năm nay. Vấn đề này là những khoản bồi thường cho các quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu, những nơi vốn đang phải gánh chịu tác động từ các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top