Thế giới

Công nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ASEAN

ClockThứ Tư, 15/07/2020 06:30
TTH - Hãng tin AEC News Today ngày 14/7 trích dẫn kết quả khảo sát do Tổ chức Ngân hàng đa quốc gia United Overseas Bank (UOB) thực hiện cho hay, trên khắp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thái Lan có tỷ lệ cao nhất về số người được hỏi ưu tiên đầu tư vào công nghệ trong năm 2020, khi các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực tin tưởng công nghệ có thể giúp họ vượt qua tác động từ đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp nhỏ của ASEAN ưu tiên đầu tư nhiều hơn vào công nghệDoanh nghiệp ASEAN dự báo tác động nặng nề do hậu quả kinh tế của COVID-19

Công nhân làm việc trong một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử tại tỉnh Bình Dương. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, công nghệ được xếp hạng là ưu tiên đầu tư hàng đầu trong năm 2020 bởi 64% các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 doanh nghiệp nhỏ ASEAN có doanh thu hàng năm từ 20 triệu USD trở xuống, trong giai đoạn trước và trong đại dịch, trên khắp Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Nghiên cứu tìm cách hiểu làm thế nào các doanh nghiệp nhỏ thích nghi với môi trường kinh doanh trong bối cảnh những thay đổi do đại dịch gây ra.

Trong khi 71% số người được hỏi ở Thái Lan khẳng định ưu tiên đầu tư vào công nghệ trong năm nay, con số này được theo sau bởi Indonesia (65%), Việt Nam (63%), Singapore (60%), và Malaysia (59%). Cuộc khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ trên khắp khu vực đang kiên trì theo đuổi nỗ lực đầu tư vào công nghệ ngay cả khi phải đối mặt với triển vọng doanh thu sụt giảm.

Mặc dù gần 88% trong số các doanh nghiệp được khảo sát đã hạ triển vọng doanh thu trong năm 2020, gần 1/2 trong số đó vẫn có kế hoạch tăng ngân sách công nghệ chung. Điều này chỉ ra rằng, các doanh nghiệp nhỏ của ASEAN đang nhìn xa hơn khỏi những thách thức hiện tại và áp dụng công nghệ nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và tính bền vững.

Ông Lawrence Loh, người đứng đầu Bộ phận Kinh doanh của UOB nhận định: "Phải đối phó với sự gián đoạn hoạt động do đại dịch COVID-19 gây ra, nhiều doanh nghiệp trong số này đã nhanh chóng nhận ra, công nghệ có thể mang đến sự khác biệt cho doanh nghiệp của họ. Khi sửa đổi mô hình kinh doanh hay thậm chí là chuyển đổi hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ đang phản ứng với những thay đổi từ đại dịch bằng cách chuyển sang công nghệ để đảm bảo khả năng đứng vững và cạnh tranh lâu dài".

Theo lĩnh vực, các doanh nghiệp nhỏ từ lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, công nghệ thông tin và truyền thông, y tế (chiếm 50%) khẳng định mong muốn mạnh mẽ nhất trong việc thúc đẩy đầu tư vào công nghệ; tiếp theo đó là lĩnh vực xây dựng (48%) và lĩnh vực bán lẻ (46%) .

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AEC News Today & Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Return to top