Thế giới
ILO:

Công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích lớn ở các nước kém phát triển nhất

ClockChủ Nhật, 01/05/2022 08:28
TTH.VN - Theo báo cáo “Hiện tại và tương lai của việc làm ở các nước kém phát triển nhất” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố, những điểm yếu về cấu trúc ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới đã khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc, như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng hiện nay.

ILO: Đại dịch ảnh hưởng đến thị trường việc làm nghiêm trọng hơn dự kiếnILO: 4,1 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với an sinh xã hội

Danh sách các nước kém phát triển nhất trên thế giới hiện bao gồm 46 quốc gia ở các khu vực châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu họ không tham gia đầy đủ vào nỗ lực phục hồi toàn cầu. Trong đó, báo cáo của ILO cung cấp một cái nhìn tổng thể về tiến bộ và những thách thức mà các quốc gia này phải đối mặt về chuyển đổi cơ cấu, chuyển đổi sang các nền kinh tế xanh hơn, và tạo ra việc làm đầy đủ và hiệu quả.

Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO cho rằng: “Nhiều cú sốc đã khiến các nước kém phát triển nhất phải chịu áp lực rất lớn. Tuy nhiên, với việc làm đúng đắn và các biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô, việc làm mới có thể được tạo ra trong cả những lĩnh vực hiện có và lĩnh vực mới, cùng với năng suất được nâng cao và sự đổi mới sáng tạo, nhờ sự đầu tư vào các cơ hội kinh tế xanh và kỹ thuật số”.

Bên cạnh đó, báo cáo nói trên cũng xem xét cách các công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại những lợi ích to lớn cho các nước kém phát triển nhất, với điều kiện những khoản đầu tư này cần được thực hiện bằng vốn, kỹ năng và kiến ​​thức, nhằm hỗ trợ việc làm toàn diện và phù hợp.

Được biết, 46 quốc gia trong danh sách các nước kém phát triển nhất trên thế giới đại diện cho 12% dân số thế giới. Những quốc gia này được đặc trưng bởi mức thu nhập thấp, dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế và môi trường, mức độ phúc lợi sụt giảm, nghèo đói cùng cực, và tỷ lệ tử vong cao.

Tính chất dễ bị tổn thương của những quốc gia này phần lớn là kết quả của năng lực sản xuất yếu kém liên quan đến cơ sở hạ tầng không đầy đủ, cũng như khả năng tiếp cận hạn chế đối với các công nghệ.

Qua đó, báo cáo của ILO đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy “công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm” mang tính toàn diện, bền vững và linh hoạt. Những biện pháp này bao gồm mở rộng sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế, nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe và vaccine, đồng thời tránh các hạn chế và rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại và di cư. Báo cáo cũng kêu gọi tăng cường các thể chế làm việc và xây dựng năng lực nhằm thực hiện các quyền cơ bản.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương
Return to top