Thế giới

Công bố đánh giá giữa kỳ xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN

ClockThứ Năm, 29/04/2021 09:35
Các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị từ MTR sẽ cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế ASEAN đến 2025 và xa hơn nữa, hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhập hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn.

Công nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ASEANASEAN đạt được tiến bộ trong thực hiện kế hoạch AEC 2025

 Ảnh minh hoạ: AFP

Ngày 28/4, Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã phối hợp với Phái bộ Liên minh châu Âu (EU) tại ASEAN công bố Báo cáo đánh giá giữa kỳ (MTR) về Kế hoạch chi tiết Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025.

Phát biểu khai mạc, Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi cho biết MTR được tiến hành nhằm đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch chi tiết AEC 2025 trong năm năm đầu.

Các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị từ MTR sẽ cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế ASEAN đến năm 2025 và xa hơn nữa, hướng tới một cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhập hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn trong một môi trường ngày càng phức tạp.

MTR gồm ba điểm chính. Một là ASEAN đã đạt được tiến bộ tốt trong xây dựng AEC song vẫn chưa đủ. ASEAN sẽ phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tập trung vào các biện pháp có chất lượng, tác động cao và những biện pháp mang lại lợi ích cho người dân, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương. 

Bên cạnh đó, ASEAN cần chú ý đúng mức nhằm đảm bảo việc thực hiện các thỏa thuận chính của AEC, giải quyết các vấn đề xuyên suốt, tăng cường phối hợp liên ngành và liên trụ cột. 

Hai là, tình hình hội nhập kinh tế ASEAN đang diễn ra trong một bối cảnh khác. So với khi Kế hoạch chi tiết AEC được thông qua vào năm 2015, việc giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, chuyển đổi kỹ thuật số và việc kết hợp các cân nhắc về tính bền vững và bao trùm đang trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu không chắc chắn.

Ba là, AEC phải luôn cởi mở và can dự để phản ánh những gì mà doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng trong khu vực trải qua. Do vậy, ASEAN cần tăng cường hội nhập và giám sát nhằm xác định rõ hơn các lỗ hổng, đánh giá tiến độ và quy trình một cách khách quan. Hợp tác và đối tác là điều kiện tiên quyết để cùng nhau giải quyết các thách thức này, đặc biệt là các thách thức vượt ra ngoài biên giới.

Đánh giá rằng MTR là “cột mốc đáng tự hào khác” đối với ASEAN và AEC được thực hiện với sự hỗ trợ của EU, Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesman cho biết EU và ASEAN đã duy trì mối quan hệ hữu nghị trong 44 năm qua và đã phát triển mạnh mẽ thành quan hệ đối tác chiến lược bền vững. 

Trong nhiều năm qua, EU đã hợp tác và hỗ trợ xây dựng AEC cũng như chương trình hội nhập kinh tế ASEAN. 

Nhà ngoại giao châu Âu khẳng định rằng EU sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng AEC dựa trên các khuyến nghị của MTR, đặc biệt là trong việc thực hiện giai đoạn hai của quá trình hội nhập kinh tế ASEAN đến năm 2025. 

Cụ thể, EU sẵn sàng chia sẻ hiểu biết và hỗ trợ ASEAN thực hiện các khuyến nghị như sự cần thiết tăng cường cơ chế điều phối, giám sát và đánh giá nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự AEC, làm sâu sắc hơn hợp tác ngành, tăng cường tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan...

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá cao Ban thư ký ASEAN vì đã nỗ lực hoàn thành bản báo cáo sâu sắc và toàn diện về Kế hoạch chi tiết AEC 2025, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về việc thực hiện kế hoạch này, trong đó có các kết quả đã đạt được, các thách thức đang phải đối mặt, cũng như các khuyến nghị thực dụng. 

Bày tỏ vui mừng khi ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới sau gần ba thập kỷ hội nhập kinh tế, nhưng Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng ASEAN cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tăng cường thương mại nội khối, đồng thời hy vọng rằng báo cáo này sẽ được các quốc gia thành viên ASEAN phân tích kỹ lưỡng nhằm xây dựng các kế hoạch công tác cụ thể, tiến tới hoàn tất các mục tiêu còn lại trong Kế hoạch chi tiết AEC 2025.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top