Thế giới

Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với chi phí dầu mỏ tăng cao

ClockThứ Hai, 05/07/2021 20:28
TTH - Hãng Thông tấn The Straits Times ngày 5/7 có bài viết cho hay, các nhà sản xuất nhựa trên khắp khu vực châu Á có thể sẽ mở rộng thêm các nhà máy để đáp ứng nhu cầu liên tục gia tăng đối với mọi sản phẩm, từ khẩu trang đến phụ tùng xe ô tô; tuy nhiên, chiến lược của họ vẫn chưa thể biến thành lợi nhuận.

Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt

Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất vải nhựa plastics. Ảnh minh họa: TTXVN

Thực tế này là do chi phí dầu thô và các loại nguyên liệu thô khác, cụ thể là naphtha từ dầu mỏ và khí hóa lỏng (LPG) đang tăng lên, cùng lúc với sản lượng hóa dầu nhiều hơn, và các nhà sản xuất nhựa không thể tăng chi phí đối với người tiêu dùng. Điều đó dẫn đến biên lợi nhuận thấp hơn, khiến các nhà máy nhỏ hơn phải cân nhắc đến việc cắt giảm hoạt động.

Trong khi đó, các nhà sản xuất nhựa cũng đang ở trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, khi có nhiều nhà máy lọc dầu tập trung vào sản xuất nhựa hơn là các nhiên liệu truyền thống, như xăng và dầu diesel. Sự phục hồi của giá dầu thô sau đợt sụt giảm do đại dịch COVID-19 gây ra, cũng như chi phí naphtha và LPG cao hơn đã đẩy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất ethylene ở châu Á xuống gần mức thấp nhất trong hơn 1 năm.

Liên quan đến vấn đề này, nhà phân tích cấp cao Armaan Ashraf thuộc Công ty tư vấn năng lượng FGE nhận định: “Thị trường sẽ được thử nghiệm trong thời gian tới, đặc biệt là trong quý III”. Ngoài ra, các nhà máy không có hệ thống tinh chế tích hợp đầy đủ, và khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô giá cả phải chăng có thể buộc phải cắt giảm hoạt động.

Theo các thương nhân, đối với những đơn vị phụ thuộc vào LPG, sự gia tăng về giá propane của Mỹ, cùng với nguồn cung từ Saudi Arabia giảm thấp hơn do tình trạng gián đoạn đã thúc đẩy chi phí gia tăng.

LÊ THẢO

 (Lược dịch từ The Straits Times & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai
Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết: Thời gian gần đây, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước tăng cao. Có thể thấy, các doanh nghiệp này đang có kế hoạch để đón nhận cơ hội trong năm 2025.

Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp
Return to top