Thế giới

Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu và mua chung vaccine Covid-19

ClockThứ Bảy, 15/08/2020 16:07
Trong bối cảnh cả thế giới đang dồn sức vào việc nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19, Nhật Bản cũng đang nỗ lực và có những kết quả ban đầu về nghiên cứu vaccine.

Nga đặt tên cho vaccine chống Covid-19 đầu tiên là Sputnik VWHO: Vaccine sẽ không phải là “viên đạn bạc” của đại dịch COVID-19Cập nhật Covid-19: Thế giới gần 18 triệu ca mắc, 687.562 ca tử vongWHO: Đã có 23 loại vaccine Covid-19 tiềm năngThuốc và Vaccine COVID-19 phải ưu tiên cho những ai cần chúng

Tuy nhiên, nước này vẫn thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và mua chung vaccine cùng một số quốc gia và khu vực trên thế giới.

Ảnh minh họa: Reuters

Cuối tháng 7 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã thỏa thuận với một Công ty dược phẩm lớn của Mỹ đồng ý việc đến tháng 6/2021, công ty này sẽ cung cấp vaccine cho 60 triệu người Nhật Bản nếu hãng này bào chế thành công vaccine. Giai đoạn 2 sau đó sẽ  tăng lên gấp đôi với 120 triệu liều.

Bộ y tế Nhật Bản và công ty dược phẩm lớn của Anh cũng đã đạt thỏa thuận về cung cấp hơn 120 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Vaccine này là sản phẩm hiện đang trong giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Brazil và một số nơi khác. Công ty dược phẩm của Anh đặt mục tiêu đưa vaccine vào sử dụng thực tế trước cuối tháng 9. Hãng dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng tại Nhật trong tháng này. Nếu thành công, đến tháng 3/2021, 30 triệu liều vaccine đầu tiên sẽ được Nhật Bản nhập khẩu.

Ngoài hai công ty trên, Nhật Bản dự kiến sẽ xúc tiến thỏa thuận mới về việc đề nghị cung cấp vaccine ngừa Covid-19 đối với một số công ty dược phẩm của các nước khác đang có tiến triển về nghiên cứu vaccine.

Tuy nhiên, phát triển vaccine là một việc khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí. Do đó, việc một quốc gia tập trung nghiên cứu cũng có thể chỉ trong giới hạn. Vì vậy, Nhật Bản đang thảo luận để có thể tham gia cùng một số nước đầu tư, mua chung vaccine.

Đây là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế Gavi đề xướng, có kế hoạch đến năm 2021 sẽ đảm bảo khoảng 2 tỷ liều vaccine chống Covid-19. Theo đó, các nước tham gia sáng kiến này sẽ đóng góp một nguồn kinh phí nhất định, cùng phát triển nghiên cứu vaccine với công ty dược phẩm thuộc tổ chức quốc tế này. Nếu nghiên cứu thành công, nước tham gia sẽ được nhận lượng vaccine tương ứng với khoảng 20% dân số. Hiện tại có 9 chủng loại vaccine trong danh sách được đưa ra để lựa chọn, trong đó có 7 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Để đảm bảo tính công bằng, nguồn kinh phí cũng sẽ được sử dụng vào việc phân phối vaccine cho các nước đang phát triển. Thời gian đăng ký tham gia sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Ngoài Nhật Bản, có 75 quốc gia, khu vực khác mong muốn tham gia.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Return to top