Thế giới

EU đặt mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho ít nhất 40% dân số

ClockThứ Năm, 27/08/2020 12:48
TTH.VN - Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Anh và các đối tác của EU đã nhất trí về kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 40% dân số, tin từ Reuters hôm qua (26/8) cho biết.

Cuba bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 tiềm năngWHO: 172 quốc gia tham gia vào kế hoạch vaccine COVID-19 toàn cầuChạy đua điều chế vaccine COVID-19: 165 loại vaccine đang được nghiên cứuNga đặt tên cho vaccine chống Covid-19 đầu tiên là Sputnik V

EU lên kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho ít nhất 40% dân số. Ảnh minh hoạ: TASS/Nhandan

Mục tiêu này của EU về tiêm chủng sớm hiện cao gấp đôi so với mục tiêu mà WHO đặt ra, vốn chỉ nhằm mua vaccine ban đầu cho 20% những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới thông qua một chương trình mua vaccine toàn cầu.

EU ước tính rằng tỷ lệ dân số cần được tiêm chủng ban đầu, nếu là loại vaccine 1 mũi tiêm, sẽ ít nhất là 40%. Kế hoạch này được cho là có thể làm giảm khả năng cung cấp các liều vaccine có thể cho các nước kém phát triển.

Cho đến nay, vẫn chưa có loại vaccine phòng ngừa COVID-19 nào được phê duyệt, ngoại trừ một loại được ủy quyền ở Nga trước khi thử nghiệm quy mô lớn. Việc cung cấp vaccine tiềm năng dự kiến ​​sẽ bị hạn chế trong một thời gian dài do năng lực sản xuất có hạn.

Kế hoạch được các chuyên gia y tế từ các quốc gia thành viên EU cũng như Anh, Thụy Sĩ, Na Uy và các nước Balkan thông qua vào cuối tháng 7 cho biết, “việc tăng thêm các nhóm nguy cơ đến hiện tại sẽ khiến tỷ lệ dân số cần tiêm chủng vaccine tăng lên 40%, tùy thuộc vào tình hình và nhân khẩu học ở các quốc gia”. 

Kế hoạch này phân loại "các nhóm ưu tiên" chiếm 200 triệu trên tổng số 450 triệu dân EU, bao gồm những người mắc bệnh mãn tính, người già và nhân viên y tế. Những người khỏe mạnh làm việc trong các dịch vụ công quan trọng, chẳng hạn như giáo dục và giao thông công cộng, cũng được đưa vào nhóm ưu tiên mặc dù ước tính số lượng người thuộc nhóm này không có trong kế hoạch tiêm chủng ban đầu của EU. Chính sự bổ sung thêm nhóm này đã nâng mục tiêu tiêm chủng ban đầu của EU lên hơn 40% dân số.

Theo Reuters, mục tiêu của kế hoạch là đạt được khả năng miễn dịch theo nhóm cho người dân EU, có thể đạt được bằng các chiến dịch tiêm chủng tiếp theo sau khi đạt được mục tiêu 40%.

Kế hoạch không đưa ra mốc thời gian về tốc độ mong đợi để có thể đạt được mục tiêu, nhưng chỉ ra các công tác hậu cần cần có cho một chương trình tiêm chủng rộng lớn, bao gồm từ vận chuyển lạnh đến cung cấp kim tiêm và thiết lập các địa điểm tiêm chủng với khả năng có sự tham gia của quân đội và bảo vệ dân sự.

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện về vaccine COVID-19 nhằm cung cấp quyền tiếp cận công bằng cho tất cả mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng kế hoạch hiện tại được xem là ưu tiên cho người dân EU, từ đó làm suy yếu cách tiếp cận toàn cầu.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top