Thế giới

Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á

ClockThứ Ba, 21/11/2023 07:38
TTH - Dữ liệu thống kê cho thấy hàng năm, ô nhiễm không khí cướp đi nhiều mạng sống hơn cả thuốc lá, trong đó trẻ em và người già nằm trong nhóm có nguy cơ nghiêm trọng. Tổng hợp các chất độc hại mà con người tiếp xúc có thể làm giảm đến 2,3 năm tuổi thọ, và ước tính có khoảng 570.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm chỉ vì hít thở không khí ô nhiễm.

Greenpeace: Ô nhiễm không khí tiếp tục giết chết hàng trăm ngàn người ở châu ÁCác lệnh phong toả ở châu Âu giúp ngăn chặn 11.300 ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí

Khói bụi ô nhiễm bao trùm ở Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN 

Năm 2019, thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong vì ô nhiễm không khí, nhiều người khác bị đau tim, đột quỵ, hoặc phát triển ung thư.

Được biết, các động cơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch đang gây ô nhiễm không khí với nitơ dioxide, sulfur dioxide, carbon monoxide, benzen và các hạt vật chất gây hại cho con người, đồng thời chúng cũng thải ra các loại khí nhà kính như carbon dioxide, metan và oxit nitơ, góp phần gây biến đổi khí hậu. Các hạt này đủ mịn để xuyên qua các mạch máu xuyên đến phổi, và thậm chí vào bên trong não. Không ai tránh khỏi tình trạng ô nhiễm này, từ trẻ sơ sinh đến những người sống ở vùng sâu vùng xa.

Thế nhưng, không thiếu các giải pháp để giảm ô nhiễm không khí. Một loạt các biện pháp, từ ban hành các tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt hơn cho đến áp dụng các công nghệ tiên tiến, đều khá phổ biến và dễ thực hiện. Tuy nhiên, chất lượng không khí chỉ nhận được 1% kinh phí phát triển quốc tế và 2% tài chính công về khí hậu toàn cầu.

Theo khuyến nghị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cần thừa nhận rằng không khí ô nhiễm có tác động xuyên biên giới và phải được giải quyết theo khu vực. Các diễn đàn khu vực đang mang đến cho các nước cơ hội tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực và điều chỉnh các chiến lược quốc gia để làm sạch bầu trời chung.

Thông qua những nền tảng như vậy, có thể nhấn mạnh rừng của một quốc gia có vai trò quan trọng đối với chất lượng không khí của các quốc gia khác vì lượng oxy mà chúng tạo ra, lượng CO2 mà chúng hấp thụ và các hạt vật chất mà chúng sẽ giải phóng nếu bốc cháy.

Hiện tại, chỉ có 1/3 các nước châu Á đặt tiêu chuẩn quốc gia về vật chất dạng hạt - chất gây ô nhiễm không khí có hại nhất. Tiêu chuẩn này là cần thiết để theo dõi tiến trình hướng tới các hướng dẫn y tế quốc tế.

Bằng cách đặt chất lượng không khí làm trọng tâm của tài chính giao thông vận tải, các nước có thể trao quyền cho 75% người dân sống ở các thành phố châu Á sử dụng phương tiện công cộng theo các cách chống biến đổi khí hậu và kiểm soát chất lượng không khí họ hít thở hàng ngày.

Ở cấp độ cá nhân, mỗi người dân có quyền lựa chọn lối sống nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Ở cấp quốc gia, chính phủ có thể bảo vệ rừng, thực thi các tiêu chuẩn phát thải và khai thác các lợi ích tái tạo của rác thải nông nghiệp và đô thị thông qua việc lấy sức khỏe cộng đồng làm nền tảng để xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn không khí sạch.

Theo ADB, các nước có thể phối hợp các nỗ lực quốc gia để phục hồi 2,3 năm tuổi thọ cho mỗi người dân, cứu sống gần 7 triệu người/năm và hạ nhiệt độ hành tinh xuống trước khi chạm ngưỡng tăng 1,5 độ. Nếu mỗi người dân thực hiện tốt phần việc của mình trong nỗ lực này, chúng ta sẽ cùng nhau biến bầu trời xám xịt ở châu Á - Thái Bình Dương trở lại màu xanh trong trước đó.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top