Thế giới

Các xu hướng chính định hình ngành ngân hàng và thanh toán Đông Nam Á 2025

ClockThứ Ba, 17/12/2024 12:51
TTH - Những năm gần đây, Đông Nam Á đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi đáng kinh ngạc, gồm sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình số hóa tăng tốc sau đại dịch.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹnASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

 Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn khi được cung cấp các dịch vụ như thanh toán qua ví điện tử, mã QR. Ảnh minh họa: Báo Người Lao động

Theo thống kê, tổng giá trị thanh toán kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến sẽ vượt qua 1.000 tỷ USD vào năm 2025. Các phương thức thanh toán như thanh toán qua ví điện tử, thanh toán bằng mã QR đã tái định hình thị trường, mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn và sự tiện lợi, đồng thời mở ra kỷ nguyên đổi mới.

Nhìn về tương lai sẽ có một số xu hướng chính định hình ngành ngân hàng và thanh toán ở Đông Nam Á vào năm 2025.

Cụ thể, từ việc sử dụng ngày càng nhiều trí tuệ nhân tạo (AI) đến nhu cầu về các giải pháp sáng tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và nhu cầu tăng về an ninh mạng tiên tiến, những xu hướng này sẽ tạo ra thay đổi đáng kể trong công nghệ ở một khu vực mà phần lớn dân số vẫn chưa được kết nối kỹ thuật số và có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi.

Cùng với đó, nhờ tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về cá nhân hóa trải nghiệm và sự hỗ trợ của khuôn khổ pháp lý, trí tuệ nhân tạo đang tạo nên những làn sóng mới trong ngành ngân hàng. Dựa trên những tiến bộ này, AI tạo sinh cũng có thể dân chủ hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, thúc đẩy công bằng kinh tế. Bằng cách tích hợp các tài khoản ngân hàng, danh mục đầu tư…, thậm chí hợp tác với các cơ quan thuế của chính phủ, AI có thể đóng vai trò là trợ lý quản lý tài sản cá nhân.

Theo thống kê, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99% tổng số doanh nghiệp ở Đông Nam Á và tạo ra hơn 90% việc làm, nên việc tạo dựng lòng tin của người tiêu dùng thông qua việc cung cấp các giải pháp thanh toán và dịch vụ tín dụng dễ tiếp cận là điều cần thiết.

Cần lưu ý, khi phát triển các giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ, các nhà cung cấp tài chính nên nhấn mạnh vào quy trình đơn giản và đơn giải hóa yêu cầu cơ sở hạ tầng để mang lại lợi ích hữu hình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điều này là do mặc dù các doanh nghiệp này là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á, nhưng khoảng 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực vẫn phải đối mặt với thách thức khi vay vốn từ các tổ chức tài chính truyền thống.

Ngoài ra, nhu cầu về an ninh mạng tiên tiến cũng đang ngày một lớn, đặc biệt là khi tội phạm mạng đang leo thang với tốc độ đáng báo động trong khu vực. Văn phòng Liên hợp quốc về Chống Ma túy và Tội phạm ước tính mỗi năm, tội phạm mạng ở Đông Nam Á đã lừa đảo từ 27,4 tỷ USD đến 36,5 tỷ USD.

Để ứng phó, các tổ chức tài chính đang tăng cường đầu tư vào bảo mật, triển khai công nghệ phát hiện gian lận bằng AI, xác thực sinh trắc học và mã hóa tiên tiến.

Những tiến bộ này đang chuyển đổi cách thức giao dịch thương mại ở Đông Nam Á, nhưng niềm tin sẽ cần đóng vai trò then chốt trong việc áp dụng chúng. Chỉ khi đó, những tiến bộ và đổi mới này mới có thể được chấp nhận rộng rãi và thực sự mang lại lợi ích cho mọi người, đảm bảo lời hứa về một nền kinh tế số toàn diện, minh bạch và kiên cường.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top