Thế giới

Australia: Đối mặt với hậu quả sau thảm họa cháy rừng

ClockThứ Bảy, 15/02/2020 15:02
TTH.VN - “Mùa hè đen tối” của những đám cháy dai dẳng tàn khốc ở Australia cuối cùng cũng sắp kết thúc. Tuy nhiên, những tranh cãi gay gắt về việc giải quyết hậu quả do thảm họa cháy rừng gây ra lại đang là vấn đề đáng quan tâm ở đất nước này.

Australia hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ sau thảm họa cháy rừngAustralia công bố gói hỗ trợ 52 triệu USD để phục hồi ngành du lịch sau thảm họa cháy rừngThiên tai tiếp tục đe dọa tàn phá nhiều bang của AustraliaAustralia viện trợ thêm 40 triệu USD cho cộng đồng người dân chịu ảnh hưởng bởi cháy rừngDự báo có mưa lớn tại Australia

Australia đối mặt với hậu quả sau thảm họa cháy rừng. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Khi những người lính cứu hỏa tuyên bố rằng trong tuần này, hầu hết các đám cháy nghiêm trọng ở bang New South Wales đều đã được kiểm soát, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2019, mọi người dân Australia mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Ở những khu vực khác, tuy vẫn còn một vài đám cháy, song phần lớn người dân nước này đều không còn phải lo lắng về nguy cơ cháy lây lan. Cuối cùng, công dân Australia đã không còn phải thường xuyên sử dụng ứng dụng “Fires Near Me” để cảnh báo về những đám cháy trong khu vực xung quanh. Các bậc phụ huynh cũng không phải phân vân về việc có nên để con em mình vui chơi ngoài trời hay không.

Mặc dù đây là một tin tốt, song vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết sau đợt cháy rừng này.

Cụ thể, do cháy rừng ở Australia, hàng chục gia đình đã mất người thân, hàng ngàn ngôi nhà và trang trại bị thiêu rụi, bờ biển phía Đông cháy đen và hàng triệu người rơi vào lo sợ tột độ.

Trả lời cho câu hỏi điều gì tiếp theo sẽ diễn ra ở Australia, phần lớn các chính trị gia đều cho biết công tác chỉ đạo khắc phục đang được tiến hành.

Ngoài ra, giới chức Australia cũng nhận thức rõ ràng về tác động của thảm họa cháy rừng đối với chính trị quốc gia.

Được biết, Australia là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn than đá nổi tiếng của thế giới.

Than đá chiếm khoảng 75% sản lượng điện và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Australia trị giá 60 tỷ AUD/năm. Đây cũng là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Australia sau quặng sắt.

Mặc dù những người dân tại những khu vực ngoại ô giàu có có thể kêu gọi cắt giảm khí thải và thúc đẩy năng lượng xanh, tuy nhiên than đá cũng tạo nên hàng ngàn việc làm cho người dân. Do đó, ý kiến này vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Trước vấn đề này, ứng cử viên độc lập Zali Steggall khẳng định trong bối cảnh các vụ cháy rừng mặc dù đã được kiểm soát song vẫn có thể quay lại và nghiêm trọng hơn, hiện các chính trị gia đang mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm sự đồng thuận trong những bước đi tiếp theo. "Có thể sẽ là quá muộn để làm bất kỳ điều gì”, ứng cử viên này nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Return to top