Thế giới

ASEAN lạc quan với mục tiêu về thị trường duy nhất

ClockThứ Bảy, 17/12/2022 10:54
TTH.VN - ASEAN tin tưởng rằng mục tiêu thành lập một thị trường duy nhất sẽ không còn xa và ASEAN sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu này vì lợi ích chung của người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Công bố đánh giá giữa kỳ xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEANCông nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ASEANNhững thách thức mới đối với ASEANViệt Nam sẽ điều hướng ASEAN hướng tới kinh tế hòa bìnhASEAN đạt được tiến bộ trong thực hiện kế hoạch AEC 2025

Lãnh đạo các nước ASEAN họp bàn trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 theo hình thức trực tuyến. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình dung ASEAN là một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, được đặc trưng bởi dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, cũng như dòng vốn và kỹ năng tự do hơn. Bên cạnh đó, ASEAN, thông qua việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cam kết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng các tiềm năng trong khu vực với tư cách là một điểm đến đầu tư thống nhất. Thay vì có 10 nền kinh tế bị phân mảnh, ASEAN đang tạo ra một thị trường duy nhất, cho phép các nhà đầu tư tăng phạm vi tiếp cận thị trường của họ lên tổng cộng hơn 650 triệu dân.

AEC cũng nhắm mục tiêu về việc thành lập một cơ sở sản xuất duy nhất cho phép các doanh nghiệp khai thác các sản phẩm và dịch vụ bổ sung trong khu vực, từ đó thiết lập một mạng lưới các ngành công nghiệp trên khắp ASEAN và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Thủ tướng Hun Sen, các công ty có trụ sở tại ASEAN có thể tiếp cận nguyên liệu thô, đầu vào sản xuất, dịch vụ, lao động và vốn ở bất cứ nơi nào trong ASEAN mà họ chọn để thiết lập hoạt động của mình. Cùng với đó, các doanh nghiệp và công ty có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, tập trung vào chuyên môn hóa và/hoặc tối đa hóa lợi ích kinh tế nhờ quy mô.

Trong tình hình như hiện nay, sẽ không thực tế nếu kỳ vọng rằng khu vực có thể đạt được mục tiêu này vào năm 2025, khi thế giới hầu như chưa phục hồi hoàn toàn sau những tác động tàn khốc mà đại dịch COVID-19 gây ra, vốn đã làm gián đoạn sản xuất và chuỗi cung ứng của khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

“Ngay cả khi năm 2025 đang gần kề, chúng ta vẫn có lý do để lạc quan khi xét đến khả năng thích ứng và phục hồi của nền kinh tế. Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 2,5% trong năm 2023, mặc dù có khả năng mức tăng trưởng thực tế có thể thấp hơn nữa, xuống dưới 2%”, nhà lãnh đạo chia sẻ.

Điều đáng chú ý là khi thế giới đang đứng trước bờ vực suy thoái toàn cầu, ASEAN là một trong số ít điểm sáng với mức tăng trưởng cao, được dự đoán ở mốc 5% vào năm 2022, sau giảm nhẹ xuống còn 4,7% vào năm 2023, nhưng nhìn chung vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.

Vậy tại sao ASEAN lại thành công hơn? Đó là nhờ những cải cách mà các quốc gia trong khu vực đã thực hiện, cùng với mức độ hội nhập kinh tế trong và ngoài khu vực và phản ứng hiệu quả các của các nước khi đối phó với đại dịch COVID-19 và các cú sốc khác đang tồn tại.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Return to top