Thế giới

ASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc

ClockThứ Sáu, 29/05/2020 14:51
TTH.VN - Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế ở các nước láng giềng phía Nam, hiện so với Mỹ, Trung Quốc đang giao dịch nhiều hơn với các nước Đông Nam Á.

Nhật Bản dịch chuyển sản xuất sang các nước ASEANTrung Quốc sẵn sàng hỗ trợ các nước, bao gồm cả ASEAN chống dịch COVID-19ASEAN, Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác chống lại dịch COVID-19ASEAN chống dịch COVID-19 với cách tiếp cận mạch lạc và toàn diệnAMRO: Dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến ASEAN và nhiều quốc gia khác

ASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Free Malaysia Today/ Hà Nội Mới

Cụ thể, chỉ tính riêng quý I/2020, Trung Quốc đã xuất khẩu một khối lượng hàng hóa trị giá 478 tỷ USD sang phần còn lại của thế giới. Con số này chứng kiến mức giảm 13% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng từ sự suy thoái gây nên bởi đại dịch COVID-19 tác động đến thương mại toàn cầu.

Khoảng 14% khối lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn này được chuyển đến thị trường Mỹ. Tuy Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, song với số liệu nêu trên, đây là thị phần thấp nhất mà Mỹ ghi nhận trong suốt 15 năm qua.

Gần đây nhất, vào năm 2018, Mỹ chỉ chiếm gần 20% lượng xuất khẩu của Trung Quốc, đánh dấu mức suy giảm nghiêm trọng do hậu quả của căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc vốn đã bắt đầu nhen nhóm từ năm 2017. Sự căng thẳng này đã khiến mức thuế quan tăng rất cao.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc giảm tập trung cho thị trường Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xuất hiện. 10 quốc gia thành viên là các nền kinh tế đang phát triển của khu vực bao gồm Brunei, Myanmar, Malaysia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Singapore, Indonesia và Việt Nam đã và đang trở thành thị trường đáng quan tâm của Trung Quốc khi chiếm đến gần 16% giá trị xuất khẩu của nước này trong quý đầu tiên của năm 2020. Như vậy, lần đầu tiên khối thương mại này chiếm thị phần xuất khẩu của Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ.

Trong số các nước ASEAN, lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng nhanh nhất. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển hướng thúc đẩy công nghiệp hóa, lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng từ 1 tỷ USD vào năm 2001 lên thành hơn 60 tỷ USD vào năm 2019.

Đan Lê (Lược dịch từ Qz.com)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
ASEAN bàn về tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2045

Năm nay sẽ là năm có nhiều sự kiện đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh địa chính trị vẫn còn nhiều phức tạp, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 sẽ sẵn sàng ra mắt vào tháng 5/2025, trong đó sẽ vạch ra lộ trình cho 770 triệu dân trong khu vực trong hai thập kỷ tới.

ASEAN bàn về tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2045
Return to top