Thế giới

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

ClockThứ Hai, 15/04/2024 15:33
TTH.VN - Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

Chủ tịch COP28: Thế giới cần “hàng nghìn tỷ USD” cho hành động vì khí hậuCác ngân hàng lớn nhất thế giới kiếm được 3 tỷ USD từ “khoản nợ xanh”

 Một dự án điện gió và điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN

Khu vực đang phát triển nhanh chóng với gần 700 triệu dân vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng. Tuy nhiên, báo cáo nói trên cho biết, khu vực này phải đối mặt với một “cơ hội hẹp” để tăng cường đầu tư xanh nhằm kiềm chế sự gia tăng nhanh chóng của phát thải khí nhà kính đang gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Báo cáo nêu ra nhiều cơ hội cho khu vực trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và đáp ứng các mục tiêu khí hậu quốc gia, đồng thời cải thiện an ninh năng lượng và lương thực. Theo các tác giả, điều còn thiếu là 1,5 nghìn tỷ USD tài chính, các khuyến khích chính sách và hợp tác khu vực để biến điều này trở thành hiện thực.

Chủ đề chính của báo cáo là nhiều khoản đầu tư xanh có thể được triển khai ngay bây giờ và nhanh chóng mở rộng quy mô để tạo ra sự khác biệt thực sự trong việc cắt giảm lượng khí thải làm nóng lên hành tinh, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên toàn khu vực.

“Ở Đông Nam Á, chúng tôi đang nhìn thấy những cơ hội cực kỳ khả thi trong thời gian tới. Chúng tôi tin đầu tư vào nền kinh tế xanh có thể tạo ra doanh thu hàng năm lên tới 300 tỷ USD vào năm 2030”, bà Kimberly Tan, người đứng đầu bộ phận đầu tư tại GenZero, một nền tảng đầu tư do Temasek thành lập, tập trung vào việc đẩy nhanh quá trình khử carbon cho biết.

Trong đó, thiên nhiên và nông nghiệp, giao thông vận tải và sản xuất điện chiếm 220 tỷ USD trên tổng doanh thu.

Tăng cường triển khai năng lượng gió, năng lượng mặt trời và lưu trữ pin có thể giúp khu vực này cắt giảm sự phụ thuộc vào than và khí đốt để sản xuất điện, đồng thời yêu cầu về hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà cũng có thể làm giảm mức tăng trưởng nhu cầu điện.

Tuy nhiên, khoảng cách tài chính vẫn còn rất lớn. Các khoản đầu tư xanh vào khu vực đã tăng 20% so với cùng kỳ trong năm 2023 lên 6,3 tỷ USD. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong số 1,5 nghìn tỷ USD cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh ở Đông Nam Á, và đáp ứng các cam kết về khí hậu năm 2030 theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, ông Dale Hardcastle, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo bền vững toàn cầu tại Bain & Company cho rằng: “Có tiềm năng to lớn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng nền kinh tế xanh. Chúng ta cần bắt đầu với những gì chúng ta có thể làm ở đây và bây giờ, và không bỏ lỡ cơ hội trong tầm tay”.

10 nền kinh tế của khu vực đang phát triển nhanh chóng, và sẽ cần đầu tư lớn vào năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo để sản xuất điện trong những thập kỷ tới. Có thể thấy, báo cáo Triển vọng Năng lượng ASEAN lần thứ 7, một báo cáo năm 2022 của Trung tâm Năng lượng ASEAN đã ước tính, công suất phát điện sẽ tăng hơn gấp đôi từ năm 2025 đến năm 2050 dựa trên các chính sách khí hậu hiện tại của khu vực. Tổng lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng cũng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 lên 4 tỷ tấn CO2 tương đương.

Cũng theo báo cáo này, lượng khí thải tăng vọt kéo theo những rủi ro về khí hậu ngày càng tăng, trong đó ASEAN đã là một trong những khu vực rất dễ bị tổn thương trước tình trạng nắng nóng ngày càng tăng, bão lũ dữ dội hơn và mực nước biển dâng.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Return to top