Thế giới

Ấn Độ vượt Hong Kong trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ tư thế giới

ClockThứ Tư, 24/01/2024 06:42
TTH - Các cải cách chính sách và triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực đã khiến Ấn Độ trở thành thị trường được các nhà đầu tư yêu thích trong những năm qua. Và quốc gia Nam Á này cũng vừa tạo thêm một kỳ tích khi lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã vượt qua Hong Kong (Trung Quốc) để trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ tư trên toàn cầu.

Ủy ban Chứng khoán: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tưTiền “chảy” vào ngân hàngMức độ quan tâm của nhà đầu tư đang được cải thiện

Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ đạt 4.330 tỷ USD vào cuối phiên ngày 22/1/2024. Ảnh minh họa: CIS 

Thị trường chứng khoán bùng nổ

Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ đạt 4.330 tỷ USD vào cuối phiên ngày 22/1, cao hơn con số 4.290 tỷ USD của Hong Kong, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Vốn hóa thị trường chứng khoán của nước này đã tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua và lần đầu tiên vượt mốc 4.000 tỷ USD vào ngày 5/12/2023.

Chứng khoán ở Ấn Độ đang bùng nổ nhờ số nhà đầu tư nhỏ lẻ tăng nhanh và doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tích cực. Quốc gia đông dân nhất thế giới này đã định vị mình như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc, thu hút nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư và công ty toàn cầu, với lợi thế là môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế định hướng tiêu dùng, và nằm trong số các quốc gia lớn có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Ông Ashish Gupta, Giám đốc đầu tư của Quỹ Axis Mutual ở Mumbai cho biết “Ấn Độ có sẵn tất cả các yếu tố phù hợp để tạo đà tăng trưởng hơn nữa”.

Là “cơ hội đầu tư dài hạn tốt nhất”

Sự phục hồi không ngừng nghỉ của chứng khoán Ấn Độ diễn ra cùng lúc với đợt sụt giảm lịch sử ở Hong Kong, nơi niêm yết một số công ty có ảnh hưởng nhất Trung Quốc. Các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt chống COVID-19, các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các tập đoàn, khủng hoảng bất động sản và căng thẳng địa chính trị… tất cả đã làm giảm sức hấp dẫn của Trung Quốc.

Những yếu tố trên cũng đã gây ra cơn hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo Bloomberg, tổng giá trị thị trường của chứng khoán Trung Quốc và Hong Kong đã giảm hơn 6.000 tỷ USD kể từ mức đỉnh vào năm 2021.

Thiếu các biện pháp kích thích kinh tế quy mô lớn, sự bi quan đối với Trung Quốc và Hong Kong dường như ngày càng sâu sắc hơn trong năm 2024. Chỉ số Hang Seng China Enterprises - thước đo cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong, đã giảm khoảng 13% trong những ngày đầu năm 2024 sau khi sụt giảm liên tục suốt 4 năm từ 2019 - 2023. Chỉ số này đang tiến xuống mức thấp nhất trong gần 2 thập kỷ, trong khi các chỉ số chứng khoán Ấn Độ lại đang giao dịch gần mức cao kỷ lục.

Một nghiên cứu gần đây của hai tổ chức Official Monetary và Financial Institutions Forum chỉ ra rằng các quỹ đầu tư quốc gia và quỹ hưu trí toàn cầu cũng đang giành thiện cảm cho Ấn Độ.

Các quỹ nước ngoài đã rót hơn 21 tỷ USD vào cổ phiếu Ấn Độ trong năm 2023, giúp chỉ số S&P BSE Sensex của nước này ghi nhận năm tăng thứ 8 liên tiếp.

Trong một lưu ý, các chiến lược gia của Tập đoàn Goldman Sachs cho biết “các nhà đầu tư có chung quan điểm rằng, Ấn Độ là cơ hội đầu tư dài hạn tốt nhất”. Nhận định này được rút ra từ kết quả khảo sát Hội nghị Chiến lược Toàn cầu của Goldman Sachs.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

Nổi tiếng là đô thị di sản cổ kính, Huế nhờ thế trở thành điểm đến của điện ảnh trong nước lẫn quốc tế. Mỗi công trình kiến trúc, hay một danh thắng, địa danh nào đó ở Huế đều có thể trở thành bối cảnh trong các bộ phim từ điện ảnh cho đến phim ngắn. Điều này đã ít nhiều tạo thương hiệu giúp du lịch địa phương bùng nổ.

Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top