Thế giới

Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến

ClockThứ Hai, 12/04/2021 08:53
Ngày 11/4, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir và các thành phần dược phẩm hoạt tính của loại thuốc này trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trong nước do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến.

Tập đoàn dược phẩm Mỹ thúc đẩy mở rộng nguồn cung thuốc kháng virus SARS-CoV-2 trên toàn cầuCongo áp dụng thêm 4 phương pháp trị bệnh EbolaMất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèoDại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọngIMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ảnh minh họa FiercePharma

Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Remdesivir trong quá trình điều trị cho người mắc COVID-19 nhập viện bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh bởi không có bằng chứng cho thấy thuốc này làm tăng cơ hội sống của người bệnh, song nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ vẫn phê duyệt sử dụng thuốc này trong điều trị COVID-19.

Ngày 11/4, Ấn Độ chứng kiến mức tăng kỷ lục trong tuần qua, khi số ca nhiễm COVID-19 mới đã tăng lên con số 152.879 trường hợp. Thân nhân của các bệnh nhân COVID-19 được chứng kiến xếp hàng dài hàng cây số để chờ tới lượt mua Remdesivir bên ngoài một bệnh viện lớn ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ khi quốc gia này dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới trung bình hàng ngày được ghi nhận trong hơn hai tuần qua.

Remdesivir là thuốc do Tập đoàn Gilead Sciences (Mỹ) sản xuất, được cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp trong điều trị bệnh nhân COVID-19 kể từ tháng 6 năm ngoái.

Được điều chế ban đầu với mục đích điều trị virus Ebola, Remdesivir  là một trong số các loại thuốc thử nghiệm đầu tiên trong phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Trong các nghiên cứu, thuốc đã cho thấy hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển virus SARS-CoV-2.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện

Cùng với việc khẩn trương thực hiện các đề án để sáp nhập hai huyện Phú Lộc và Nam Đông theo Nghị quyết (NQ) số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Phú Lộc cũng đang triển khai các kế hoạch để tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và đảm bảo hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập huyện.

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
Return to top