Thế giới

AMRO: Các nền kinh tế ASEAN+3 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022

ClockThứ Năm, 07/10/2021 15:06
TTH.VN - Hoạt động kinh tế ở khu vực ASEAN+3 (bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) hiện được dự báo sẽ mở rộng 6,1% vào năm 2021, giảm so với mức 6,7% được dự báo trước đó hồi đầu năm nay.

ASEAN tham gia Triển lãm thế giới World Expo 2020 tại DubaiASEAN triển khai mua vắc xin COVID-19 cho các nước thành viên

Các nền kinh tế ASEAN+3 được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 5% trong năm 2022. Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là dự báo được Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) công bố vào ngày hôm nay (7/10).

Trong đó, nhóm các nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Plus-3) đang tiếp tục thúc đẩy sự phục hồi trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ cho 2/3 dân số, hưởng lợi từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch COVID-19 hiệu quả, cho phép nền kinh tế nội địa mở cửa khá đầy đủ.

Tuy nhiên, tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN được dự báo sẽ chậm hơn nhiều ở mức 2,7%, do những làn sóng lây nhiễm mới tái diễn, và việc thắt chặt lại các biện pháp ngăn chặn COVID-19.

Trong năm tới, các nhà phân tích của AMRO kỳ vọng ASEAN+3 nói chung sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 5%. Lạm phát được dự báo ​​sẽ tăng lên mức 2,9% vào năm 2022, từ mức 2,4% trong năm nay.

Đối với ASEAN, các nhà phân tích kỳ vọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng trưởng 5,8%. Lạm phát được dự báo ​​sẽ tăng lên mức 3,5% vào năm 2022, từ mức 3% trong năm nay.

Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày 7/10, nhà kinh tế trưởng của AMRO, ông Hoe Ee Khor lưu ý: "Đại dịch này rất không đồng đều... về tác động và sự phục hồi". Cụ thể, tác động của đại dịch đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế, chẳng hạn như mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào lĩnh vực dịch vụ, như du lịch...

Bên cạnh đó, nhà kinh tế trưởng của AMRO cho rằng, trong tương lai, tiêm chủng sẽ đóng một vai trò lớn vào tốc độ nhanh chóng mà các nền kinh tế sẽ phục hồi. "Nhìn chung, những gì chúng ta đang chứng kiến là các nền kinh tế Plus-3 đã hoạt động tốt, đặc biệt là Trung Quốc trong việc ngăn chặn đại dịch, và chúng tôi kỳ vọng các nền kinh tế Plus-3 sẽ tăng trưởng khá nhanh so với các nước ASEAN, vốn bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi làn sóng dịch bệnh mới nhất”, ông Hoe Ee Khor nói thêm.

Cũng theo nhà kinh tế trưởng của AMRO, ngay cả giữa các quốc gia thành viên ASEAN, do tính chất đa dạng của nền kinh tế, họ đã bị ảnh hưởng khác nhau. Chính vì vậy, không ngạc nhiên, khi họ phục hồi, tốc độ phục hồi cũng sẽ khác nhau trong khu vực này. 

"Điều quan trọng nhất trong tương lai là hầu hết các quốc gia đã tăng cường chiến dịch tiêm chủng, và chúng tôi cảm thấy yên tâm rằng vào đầu năm tới, hầu hết các quốc gia sẽ có thể đạt được một mức độ miễn dịch nhất định, và có thể mở cửa đầy đủ hơn. Và do đó, nền kinh tế sẽ có thể phục hồi khá tốt", ông Hoe Ee Khor nhận định.

Lê Thảo (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

Ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đột phá, khả thi, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu này.

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số
Return to top