Thế giới

10,5 triệu trẻ em trên thế giới mồ côi hoặc mất người chăm sóc vì COVID-19

ClockThứ Tư, 07/09/2022 18:44
TTH.VN - Trang USA Today hôm nay trích dẫn một nghiên cứu vừa được công bố cho biết trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 10,5 triệu trẻ em đã mất cha mẹ hoặc người chăm sóc chính vì đại dịch COVID-19.

Gần 2.000 trẻ em ở Australia mất cha mẹ do đại dịch COVID-19

10,5 triệu trẻ em trên thế giới đã mồ côi hoặc mất người chăm sóc vì COVID-19. Ảnh: The Hill

Được đăng tải trên tạp chí JAMA Pediatrics, nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về số ca tử vong vượt mức dự báo tính đến tháng 5/2022, phát hiện ra rằng 7,5 triệu trẻ em trên toàn cầu đã mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả hai, trong khi 3 triệu trẻ khác mất người chăm sóc chính do đại dịch.

Từ đó, các tác giả của nghiên cứu kêu gọi các quan chức y tế công cộng giải quyết những tác động lâu dài trước nỗi đau của những đứa trẻ đã mất người chăm sóc vì COVID-19, bên cạnh việc tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa.

“Hành động hiệu quả, quan tâm để bảo vệ trẻ em khỏi những tác hại trước mắt và lâu dài của COVID-19 là một sự đầu tư cho tương lai và là một yêu cầu cấp bách về sức khỏe cộng đồng”, nghiên cứu nhấn mạnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trẻ em mồ côi hoặc mất người chăm sóc phải đối mặt với nguy cơ nghèo đói, bị lạm dụng và các thách thức về sức khỏe tâm thần cao hơn, cùng với những trở ngại khác.

Bà Terri Powell, phó giáo sư sức khỏe tại Đại học Johns Hopkins cho rằng “COVID-19 không chỉ là một căn bệnh cá nhân, mà thực sự là một căn bệnh gia đình” khi nó không chỉ khiến nhiều người thiệt mạng mà còn ảnh hưởng đến con cái của họ.

Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy số trẻ bị tổn thương vì mất người chăm sóc ở châu Phi và Đông Nam Á cao hơn so với ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, trong đó, số trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất là Ấn Độ, Indonesia, Ai Cập, Nigeria và Pakistan. 

Vào mùa thu năm 2021, một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) ước tính ít nhất 140.000 trẻ em trên khắp nước này đã mất người chăm sóc chính hoặc phụ do COVID-19. Từ đó đến nay, con số này đã tăng lên ít nhất là 209.000 trẻ, theo một ước tính từ Đại học Hoàng gia London.

Nghiên cứu của AAP cũng cho thấy sự chênh lệch chủng tộc đáng kể giữa những trẻ em bị ảnh hưởng, trong đó trẻ da màu chiếm 65% tổng số trẻ mồ côi do COVID-19 tình đến tháng 6/2021.

Theo phó giáo sư Powell, nhận thức được những chênh lệch này chính là chìa khóa để giải quyết các cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai, đồng thời cũng để cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp cho những trẻ bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Tại Mỹ, ông bà, cô dì, anh chị em họ - những người chăm sóc là họ hàng - thường sẽ thế vào khoảng trống do mất đi người chăm sóc của một đứa trẻ, nhưng họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ việc thiếu đào tạo về cách giúp một đứa trẻ đối phó với tổn thương, cho đến những thách thức về tài chính và nguồn lực khi gia đình có thêm một thành viên mới.

Được biết, cơ quan lập pháp California đang xem xét một dự luật trong đó sẽ thiết lập tài khoản quỹ tín thác cho những trẻ em có cha mẹ hoặc người giám hộ đã chết vì COVID-19.

BẢO NGHI (Lược dịch từ USA Today)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Return to top