ClockThứ Ba, 18/06/2019 07:00

Nhu cầu sử dụng thịt lợn sạch tăng cao

TTH - Trong khi lượng tiêu thụ thịt lợn ở các chợ truyền thống giảm do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi (TLCP) bùng phát thì tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản sạch, sức mua tăng trên 30%.

Nên tin tưởng thịt lợn sạchTriển khai các giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Người tiêu dùng chọn mua thịt lợn an toàn tại các địa chỉ kinh doanh

Tăng lượng cung

Trước tình hình dịch TLCP chưa có dấu hiệu dừng lại, lượng tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn hiện vẫn còn hạn chế, có nơi giảm rõ rệt.

Lò mổ Bãi Dâu của Công ty CP phát triển Thủy sản Thừa Thiên Huế có quy mô giết mổ lớn nhất tỉnh hiện chỉ giết mổ từ 300-320 con lợn/ngày, giảm 45-50% so với trước khi có dịch bệnh.

Tại các chợ truyền thống, lượng thịt lợn tiêu thụ giảm khoảng 40% so với thời điểm trước khi có dịch. Trong đó, một số chợ trên địa bàn TP. Huế có sức tiêu thụ lớn cũng bị tác động, như chợ Tây Lộc tiêu thụ mỗi ngày 3 tấn, chợ Đông Ba 1,7 tấn, chợ đầu mối Phú Hậu 1,6 tấn, chợ An Cựu 500 kg, chợ Bến Ngự 600 kg…

Trong khi lượng tiêu thụ thịt lợn ở các chợ truyền thống giảm so với giai đoạn trước dịch TLCP bùng phát trên địa bàn, tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản sạch, sức mua tăng trên 30%.

Cửa hàng nông sản sạch Quế Lâm tăng lượng cung khoảng 30% so với trước thời điểm dịch tả lợn châu Phi

Theo đại diện Siêu thị Big C Huế, so với cùng kỳ năm trước, doanh số thịt lợn bán ra tăng 95%. Hiện, mỗi ngày siêu thị tiêu thụ gần 100kg với giá bán bình ổn, không tăng so với thời điểm trước dịch. Nguồn thịt được siêu thị nhập từ 2 nhà cung cấp ở TP. Huế là Chương Trang và Minh Tâm. Để đảm bảo nguồn thịt lợn an toàn, khi dịch TLCP bùng phát, siêu thị trực tiếp về lò mổ để thẩm định, lấy mẫu 2 lần/tuần gửi đơn vị chức năng ở Đà Nẵng kiểm nghiệm, đánh giá kết quả chất lượng.

Thời điểm này, bình quân mỗi ngày, siêu thị CoopMart Huế nhập khoảng 95-110kg thịt lợn được kiểm dịch, tăng 25-30% lượng nhập so với khi chưa có dịch.

Ông Trần Duy Bảo, Trưởng bộ phận Maketing- siêu thị CoopMart Huế cho hay, để khách hàng yên tâm khi chọn mua thịt, siêu thị đã dán banner cách nhận biết thịt lợn an toàn như về màu sắc, độ đàn hồi, biểu hiện khi chế biến và một số khuyến cáo đối với người tiêu dùng. Đây cũng là cách để người dân lấy lại lòng tin và an tâm chọn mua và sử dụng thịt lợn an toàn.

Tại cửa hàng nông sản sạch Quế Lâm của Công ty TNHH MTV Nông sản Hữu cơ Quế Lâm, tuy lượng tiêu thụ thịt lợn thấp hơn so với các chợ truyền thống, siêu thị với mức bán ra 40-50kg mỗi ngày, nhưng lại tăng khoảng 30% sức mua so với trước.

Tại các cửa hàng nông sản sạch của các địa phương, hội nông dân, phụ nữ, bình quân mỗi cửa hàng tiêu thụ khoảng 0,5-1 con lợn thịt sạch/ngày.

Cung ứng 50% lợn thịt an toàn nội địa

Hiện đàn lợn trên địa bàn tỉnh còn khoảng hơn 150.000 con khỏe mạnh, được chăn nuôi an toàn sinh học, lợn được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, được kiểm soát lâm sàng, đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi lưu thông trên thị trường.

Theo thống kê của Sở Công thương, sản lượng đàn lợn trong tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu tiêu dùng. Khả năng thời gian tới, sản lượng lợn nuôi sẽ tiếp tục giảm do các hộ chăn nuôi bán sớm vì sợ dịch bệnh và chưa kịp tái đàn. Trong khi đó, trên địa bàn chưa có doanh nghiệp lớn tổ chức thu mua, giết mổ cấp đông thịt heo, chỉ có một số hộ kinh doanh có tổ chức cấp đông nhưng quy mô nhỏ. Tại các siêu thị, lượng nhập chỉ đảm bảo tiêu thụ hết trong ngày và nguồn cung từ các nhà cung cấp trên địa bàn luôn ổn định nên không trữ đông.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông sản Hữu cơ Quế Lâm, ông  Nguyễn Thành Trung cho biết, quy trình nuôi lợn an toàn tại các hộ nuôi ở các huyện, thị xã trên địa bàn được kiểm soát nghiêm ngặt. Trong chuồng trại nuôi được lắp camera giám sát để đảm bảo khách hàng có thể theo dõi quá trình nuôi. Nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nên đàn lợn nuôi theo hướng an toàn liên kết với công ty chưa bị ảnh hưởng dịch TLCP. Tổng đàn lợn sạch hiện có của công ty khoảng 500 con lợn thịt, đảm bảo cung ứng nhu cầu thị trường.

Việc người dân giảm tiêu thụ thịt lợn sẽ khiến giá thịt gia cầm, thủy hải sản có khả năng biến động. Do đó, Sở Công thương đang phối hợp với các sở ngành tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả thịt lợn và các mặt hàng khác như thịt bò, thịt gia cầm, thủy hải sản… để kịp thời tham mưu UBND tỉnh có biện pháp xử lý nhằm ổn định thị trường. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm an toàn thực phẩm cũng được các cơ quan chức năng phối hợp đẩy mạnh thực hiện.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024

Theo danh sách các sản phẩm ăn khách của châu Á do Nikkei biên soạn, từ các buổi concert của ca sĩ nổi tiếng thế giới Taylor Swift diễn ra tại Singapore, đến sự lan tỏa của xu hướng “P-pop” từ Philippines và sự ra mắt của một bộ phim thu hút từ Thái Lan…, nhìn chung các hoạt động và xu hướng giải trí đã chiếm vị trí trung tâm tại Đông Nam Á năm 2024.

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024
88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top