ClockThứ Năm, 25/04/2019 13:45

Nắng nóng, xuất hiện tình trạng thủy sản nuôi bị chết

TTH - Nắng nóng bất thường, kéo dài khiến nhiệt độ trong các ao nuôi tăng cao đột ngột làm thủy sản nuôi bị lờ đờ, chết rải rác.

Nắng nóng, thủy sản chết và chậm phát triểnTôm, cá chết do nắng nóngTôm cá chết do nắng nóng

Sục khí thường xuyên để bảo vệ tôm mùa nắng nóng

Ông Nguyễn Tuấn Hùng ở xã Phú Xuân (Phú Vang) thông tin, do thời tiết nắng nóng gay gắt, tình trạng tôm chết bắt đầu xảy ra từ hơn một tuần nay. Tôm có dấu hiệu lờ đờ rồi chết, dạt vào bờ. Tình trạng tôm chết được ông Hùng xác định là do nhiệt độ trong ao nuôi quá cao.

Tại xã Phú Xuân, hiện tượng tôm sú chết rải rác chủ yếu tôm nuôi 30 - 40 ngày tuổi. Qua kiểm tra cho thấy đã xuất hiện bệnh đốm trắng. Chính quyền địa phương cử cán bộ về tận ao hồ cùng người dân tăng cường, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ tôm mùa nắng nóng, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường (nắng nóng, mưa dông).

Khuyến cáo từ Chi cục Thủy sản (CCTS) tỉnh, tôm sú, tôm chân trắng thường sống ở vùng nền đáy ao nên sau hơn 1 tháng nuôi sẽ tích tụ nhiều chất hữu cơ do thức ăn thừa; trong điều kiện yếm khí dễ phát sinh khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi và xảy ra các loại bệnh. Các địa phương và người dân cần có các biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Sục khí thường xuyên để bảo vệ tôm mùa nắng nóng

Tại thị trấn Thuận An (Phú Vang) mới đây xảy ra tình trạng cá chết được xác định do nguồn nước quá nóng dẫn đến thiếu ô xi. Ông Lê Văn Thuận nuôi 3 lồng với hơn 1.000 con cá mú, hồng mỹ, dìa… đã 5 tháng tuổi. Mấy ngày qua, các lồng cá nuôi của ông xuất hiện cá lờ đờ, chết rải rác. Ông Thuận phải dùng thiết bị máy sục khí tạo ô xi thường xuyên nên cá chết có xu hướng giảm.

Ông Ngô Văn Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An khẳng định, tình trạng cá nuôi lồng bị lờ đờ, chết rải rác thời gian qua là do bị thiếu ô xi. Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trong các lồng nuôi rất cao là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước bị thiếu ô xi, xuất hiện một số khí độc. Qua thống kê cho thấy, có khoảng 10 hộ nuôi tại thị trấn Thuận An với khoảng 30 lồng xảy ra hiện tượng cá lờ đờ, chết. Các hộ nuôi chủ động sử dụng máy sục khí tạo ô xi trong quá trình xảy ra nắng nóng nhằm bảo vệ an toàn thủy sản nuôi.

Cá dìa-đối tượng chết nhiều nhất trong số các loại cá nuôi do nắng nóng

Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Minh Đức khuyến cáo: Những ngày nắng nóng, người nuôi cần cho tôm ăn với khẩu phần và chế độ hợp lý tùy theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm 15-30% thức ăn. Người dân cần sử dụng các loại chế phẩm sinh học định kỳ 10-15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi...

Theo quan trắc môi trường của CCTS tỉnh, thời gian qua, nhiệt độ đo được ở vùng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản tại thôn Tân Lập, thị trấn Sịa (Quảng Điền), các xã: Vinh Giang, Vinh Hiền (Phú Lộc) khá cao (320C). CCTS hướng dẫn các hộ nuôi chú ý các biện pháp chống nóng cho thủy sản, bằng cách duy trì mực nước trong ao trên 1,2 m. Thời tiết nắng nóng, thời gian nuôi dài nên đáy ao tích tụ nhiều bùn, dễ dẫn đến phát sinh các khí độc trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng nuôi, dễ phát sinh bệnh.

CCTS yêu cầu và hướng dẫn các hộ nuôi tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hóa, khoáng; kiểm tra và theo dõi sức khỏe vật nuôi, môi trường nước trong ao hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tại các vùng nuôi như thôn Tân Lập, thị trấn Sịa (Quảng Điền), hay khu vực Cồn Tè, xã Hương Phong (TX. Hương Trà), Cồn Hợp Châu, thị trấn Thuận An và Doi Mũi Hàn của xã Phú Xuân, vùng nuôi Trường Hà thuộc xã Vinh Thanh (Phú Vang) xảy ra hiện tượng nước có màu đậm và các loại tảo nở hoa. Tại điểm xả thải thuộc xã Vinh Hưng (Phú Lộc) độ PO43 cao hơn giới hạn cho phép nên bà con đã hạn chế lấy nước vào ao, tránh dịch bệnh.

Dự báo thời gian đến, thời tiết vẫn tiếp tục thay đổi thất thường, nắng nóng, nhiệt độ nước tăng cao, màu nước xanh đậm đặc, mật độ tảo phát triển nhanh nên dễ tàn lụi và gây hiện tượng phú dưỡng. Vì vậy các hộ nuôi chú ý khi lấy nước vào ao, đồng thời theo dõi tích cực cũng như có các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm điều chỉnh môi trường nước trong ao nuôi, hạn chế hiện tượng phát sinh các khí độc NH3, H2S làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây bệnh cho vật nuôi.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm đã xuất hiện ở khắp năm châu lục

Theo các quan chức y tế Liên hợp quốc, cúm gia cầm đã gây ra cái chết của hơn 300 triệu con chim trên toàn thế giới, ở 108 quốc gia trên khắp 5 châu lục và loại virus này “ngày càng vượt qua các rào cản về loài”.

Cúm gia cầm đã xuất hiện ở khắp năm châu lục
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top