ClockThứ Hai, 20/05/2019 17:20

Không chủ quan với dịch tả lợn châu Phi

TTH.VN - Sau một thời gian tạm lắng, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lây lan rộng, bùng phát, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp, người dân tăng cường các giải pháp phòng bệnh, kiểm soát dịch bệnh không để lây lan.

Xuất hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi ở Hương TràHương Trà: Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lanHương Trà: Phát hiện 3 ổ dịch tả lợn châu PhiNgăn chặn, tiến tới kiểm soát, loại bỏ bệnh dịch tả lợn Châu phi“Dịch tả lợn châu Phi: Thừa Thiên Huế chưa phát sinh ổ dịch mới”Không chủ quanDịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp

Chuẩn bị phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực có dịch. Ảnh: Liên Minh

Chủ động

Tại phường Hương An sáng 20/5- địa phương thứ 5 phát hiện có dịch của Hương Trà sau 4 xã phường là Hương Chữ, Hương Văn, Hương Phong và Hương Vinh (phát hiện dịch từ 17-19/5), tại hộ ông Đặng Văn Hóa, TDP An Vân lực lượng chức năng đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng, ông Hóa nói: “Sau khi tiêu hủy 15 con lợn bệnh, hiện vẫn còn 19 con khỏe mạnh. Để phòng dịch, gia đình tôi được hướng dẫn quy trình khử trùng chuồng hàng ngày và cho lợn ăn thức ăn công nghiệp nấu chín thay thế thức ăn thừa đi xin”.

Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp, phường Hương An đã triển khai chốt chặn ở các điểm vào ổ dịch; tích cực tuyên truyền để người dân thấy trách nhiệm của mình, hạn chế dịch lây lan. “Chúng tôi đã yêu cầu các hộ chăn nuôi rải vôi các chuồng trại, lối đi; cắm bảng thông báo hạn chế ra vào nơi có dịch; sẵn sàng lực lượng để xử lý ngay khi phát hiện có lợn bệnh cũng như xác định chính xác trọng lượng lợn khi tiêu hủy để đảm bảo chính xác, công bằng, tránh tình trạng kiện cáo khi có bồi thường của Nhà nước”, Chủ tịch UBND phường Hương An- Phan Phước Thìn thông tin.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng sáng 20/5 tại hộ ông Đặng Văn Hóa. Ảnh: Liên Minh

 Tại Hương Trà, đến thời điểm này chưa phát sinh thêm hộ và lợn bệnh trên địa bàn, tuy nhiên, công tác phòng chống dịch tả lợn diễn ra khẩn trương. Thị xã cũng yêu cầu phường Hương Chữ dừng hoạt động 4 lò giết mổ gia súc nhỏ lẻ (3 địa phương còn lại không có); riêng lò giết mổ gia súc tập trung ở Hương Văn vẫn tiếp tục cho giết mổ nhưng có sự giám sát chặt chẽ về nguồn gốc, kiểm tra lâm sàng…

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Hương Trà - Lê Hoài Nam cho biết: Sau khi dịch xảy ra, lực lượng chức năng đã tiến hành tổng tiêu độc vệ sinh các thôn có dịch và khu vực lân cận; tổ chức thống kê tổng đàn lợn của 5 xã, phường và rà soát các hộ chưa ký cam kết thực hiện “năm không” (không giấu dịch, không giết mổ, không mua bán lợn chết, không vứt lợn chết ra môi trường, không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý làm thức ăn cho lợn; ký cam kết chăn nuôi an toàn). Tuyên truyền cho bà con không quay lưng với thịt lợn cũng như thông báo kịp thời cho chính quyền khi có lợn ốm, chết để tổ chức xử lý. “Riêng các địa phương chưa có dịch, chúng tôi yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo quy định và có phương án sẵn sàng nếu dịch xảy ra: chuẩn bị lực lượng, địa điểm tiêu hủy, phương tiện vận chuyển, hóa chất”, ông Nam nói thêm.

Đề phòng tái phát

Sau khi công bố dịch ở Phong Điền đã qua 30 ngày, trên địa bàn liên tục ghi nhận dịch xuất hiện ở 17 hộ (kể cả 3 hộ trước đó ở Phong điền đã công bố dịch qua 30 ngày). Theo báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến ngày 19/5, trên địa bàn ghi nhận sự xuất hiện trở lại của dịch tả lợn châu Phi với hộ bà Nguyễn Thị Huệ, tổ 10, phường An Tây với 7 con lợn chết và tiêu hủy với tổng trọng lượng 290kg. Các ngày tiếp theo liên tiếp phát hiện nhiều hộ chăn nuôi có lợn nhiễm bệnh ở Hương Trà.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y, một trong những điểm chung của các hộ bị dịch thời gian qua đều là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Trong khi nhận thức của người dân, nhất là một số hộ chăn nuôi còn hạn chế, vì thế các địa phương tập trung tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm túc “năm không”. Ông Hưng khẳng định, không ai bảo vệ mình bằng chính mình bảo vệ, vì thế các hộ chăn nuôi phải là chủ công trong công tác dập dịch, tăng cường các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học; an toàn trong xuất nhập; an toàn tiêu độc, mỗi tuần phải tiến hành tiêu độc 2-3 lần; nếu tận dụng thức ăn thừa phải được đun chín cẩn thận.

Phun thuốc tiêu độc khu vực đường vào nơi có dịch ở Hương Trà. Ảnh: Liên Minh

Ông Hưng cũng cảnh báo, hiện nay, tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt làm cho dịch bệnh gia súc, gia cầm có thể phát sinh. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, các địa phương phân công cán bộ kiểm tra, hướng dẫn chủ nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng; tiêm phòng bổ sung các loại vaccine cho đàn gia súc, gia cầm nuôi mới hoặc chưa được tiêm trong vụ xuân; tiếp tục tăng cường thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh. Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp làm mát khu vực chăn nuôi; chế biến, dự trữ thức ăn để cho ăn bổ sung; tăng cường khẩu phần thức ăn xanh và các loại thức ăn giàu vitamin; áp dụng khẩu phần ăn làm giảm tăng nhiệt cơ thể cho vật nuôi; cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống.

Hiện, tỉnh đang duy trì 10 chốt kiểm dịch (chưa bao gồm các chốt kiểm dịch nhỏ của địa phương có dịch) chủ động phối hợp với các lực lượng liên ngành, công an, quân đội, thị trường phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển; giám sát xử lý nhanh kể cả những trường hợp nghi ngờ bệnh, không để dịch lây lan trên diện rộng. Tại các điểm giết mổ gia súc, lực lượng thú y làm việc 24/24 giám sát việc xuất nhập, không để lợn bệnh đưa vào lò mổ và phun tiêu độc khử trùng khi phương tiện vào ra, và trong suốt quá trình nhốt, giết mổ.

Bài, ảnh: Minh - Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19

TIN MỚI

Return to top