ClockThứ Tư, 18/12/2024 09:45

Giảm nghèo ở vùng lõi

TTH - Xã Bình Tiến được xem là vùng “lõi nghèo” của TX. Hương Trà. Do vậy, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương không ngừng huy động nhiều nguồn lực để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Vượt mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinhNhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vữngThúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

 Hỗ trợ bò sinh sản là chương trình hiệu quả trong giảm nghèo ở Bình Tiến

Đẩy mạnh tuyên truyền, tiếp cận chính sách

Anh Nguyễn Văn Xê, ở xã Bình Tiến là một trong những hộ nghèo đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã miền núi này. Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và được hỗ trợ sinh kế từ chương trình giảm nghèo của xã, anh đã có cơ hội phát triển kinh tế. Hiện, anh đã xây được căn nhà kiên cố, có thêm 1 cặp bò giống sinh sản để làm sinh kế, giúp anh tự tin hơn để cố gắng lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. “Vừa được nhận bò để phát triển kinh tế, vừa được Xã đoàn hỗ trợ hơn 20 triệu đồng sửa chữa mái nhà, tôi rất phấn khởi... Trước khi nhận bò, tôi được tập huấn quy trình nuôi, chăm sóc, ủ rơm làm thức ăn để bò phát triển tốt. Đến nay, gia đình đã vượt qua được giai đoạn khó khăn” - anh Nguyễn Văn Xê chia sẻ.

Xã Bình Tiến, TX. Hương Trà được hợp nhất từ 2 xã Bình Điền và Hồng Tiến vào đầu năm 2020. Hiện dân số toàn xã có 1.580 hộ, với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, khó khăn lớn nhất của xã là tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Toàn xã có 70 hộ nghèo, 104 hộ cận nghèo; trong đó, khoảng 60% là đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định rõ những thuận lợi và khó khăn khi triển khai công tác giảm nghèo, những năm gần đây, Bình Tiến đã áp dụng giảm nghèo theo địa chỉ. Mỗi ban ngành, đoàn thể được giao phụ trách một số hộ nghèo cụ thể, trên cơ sở đó có phương án xem xét hỗ trợ những mặt còn thiếu hụt để đảm bảo các tiêu chí thoát nghèo.

Bà Lê Thị Hiết, đồng bào dân tộc Pa Hy ở thôn 1, xã Bình Tiến, bày tỏ: Xã cấp cho tôi 2 con bò để tạo sinh kế rất hợp với điều kiện lao động của gia đình. Hiện chúng tôi tiếp tục được đưa vào danh sách hỗ trợ phát triển trồng trọt, tạo thêm nguồn thu nhập nhằm có thêm cơ hội thoát nghèo bền vững...

Chủ tịch UBND xã Bình Tiến, ông Trần Đăng Quang cho biết: Xã đang đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn vốn để có phương án giảm nghèo phù hợp. Các ngành, đoàn thể cấp xã cũng được phân công hỗ trợ người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển các mô hình trồng cây ăn quả đặc sản, như: Bưởi da xanh, trồng rừng gỗ lớn, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương giảm nhanh từ 11,08% đến cuối năm 2023 còn 1,24% và hiện chỉ còn 0,97%, với 15 hộ nghèo, 36 hộ cận nghèo.  

Bám sát cơ sở

Chương trình hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Bình Tiến được thực hiện với nhiều hình thức, nhưng nhiều nhất vẫn là hỗ trợ bò sinh sản. Để bà con chăm sóc tốt cho đàn bò, hàng năm, xã đều tổ chức các lớp tập huấn và cập nhật về kỹ thuật chăn nuôi. Cán bộ của Hội Nông dân cũng thường xuyên về nhà dân để thăm hỏi, động viên, tuyên truyền các chính sách cho người nghèo và hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp. Nhờ vậy, việc chăm sóc đàn vật nuôi được thực hiện bài bản, không còn tình trạng thả rông như trước.

Bên cạnh đó, người dân cũng mạnh dạn vay vốn ưu đãi để xây dựng nhà cửa kiên cố. Nhiều hộ nghèo đã có nhà ở ổn định, yên tâm lao động, sản xuất. Theo ông Trần Đăng Quang, công tác truyền thông về giảm nghèo bền vững luôn được Đảng ủy, UBND xã đặc biệt quan tâm. UBND xã đã tiến hành khảo sát các điểm và lắp đặt các bảng pa nô, áp phích tuyên truyền cổ động trực quan về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Ban chỉ đạo giảm nghèo của xã cũng đã phối hợp tổ chức tập huấn về công tác giảm nghèo, điều tra hộ nghèo và nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho trưởng các ban ngành, đoàn thể của xã và trưởng thôn, bí thư chi bộ, ban công tác mặt trận các thôn. Qua đó, để xây dựng nền tảng bền vững, thực hiện công tác giảm nghèo một cách hiệu quả tại vùng “lõi nghèo” của địa phương.

Bài, ảnh: Trí Dũng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su
Vượt mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh

Mục tiêu đặt ra đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,76%. Nếu thực hiện đạt tỷ lệ này sẽ về đích giảm nghèo sớm trước 1 năm so với Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy.

Vượt mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Phong Điền còn 1,44% hộ nghèo

Đó là thông tin từ Thường trực HĐND huyện Phong Điền thông qua việc giám sát thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 và thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 vào ngày 28/11.

Phong Điền còn 1,44 hộ nghèo
Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top